Uncategorized

Hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương

Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương).

Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng.

Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.

Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương

Nếu đọc qua một số hợp đồng mẫu, bạn sẽ thấy được những nội dung cơ bản trên hợp đồng thương mại quốc tế. Trong đó, có một số điều khoản quan trọng và bắt buộc (theo Luật thương mại 2005) như:

  1. Commodity: mô tả hàng hóa
  2. Quality: phẩm chất hàng
  3. Quantity: Số lượng, trọng lượng hàng
  4. Price: đơn giá hàng, kèm theo điều kiện thương mại (vd: FOB cảng xếp)
  5. Shipment: thời hạn, địa điểm giao hàng
  6. Payment: phương thức, thời hạn thanh toán

Bên cạnh đó, để hợp đồng đầy đủ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của các bên, còn có những điều khoản quan trọng khác như:

  1. Packing & Marking: quy cách đóng gói, và ghi nhãn hiệu hàng hóa
  2. Warranty: bảo hành hàng hóa (nếu có)
  3. Force Maejure: bất khả kháng
  4. Claime: khiếu nại
  5. Arbitration: trọng tài
  6. Other conditions: các quy định khác

Nội dung cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên. Nhưng những điều khoản cơ bản nêu ra trên đây rất phổ biến, và bạn nên tham khảo trong quá trình soạn thảo và đám phán hợp đồng với đối tác nước ngoài.

Hợp đồng thương mại trong hồ sơ hải quan

Trong bộ hồ sơ hải quan, hợp đồng thương mại là một trong những chứng từ bắt buộc phải xuất trình nếu tờ khai luồng Vàng hoặc Đỏ.

Nếu tờ khai hải quan vào luồng Xanh, về lý thuyết bạn không cần xuất trình cho hải quan. Tuy nhiên, vẫn nên chuẩn bị sẵn, để nếu họ có chất vấn, hoặc trường hợp bị chuyển luồng Vàng, thì có để dùng ngay.

Bạn chỉ cần 1 bản chụp của hợp đồng là đủ.

Để biết thêm về bộ hồ sơ hải quan cần những gì ngoài hợp đồng thương mại, tham khảo thêm:

  • Điều 12 thông tư 128/2013/TT-BTC.
  • Với hồ sơ hải quan điện thử, xem thêm Điều 8, thông tư 22/2014/TT-BTC

Cũng cần lưu ý thêm khi làm thủ tục, hải quan sẽ để ý kỹ những thông tin sau trên hợp đồng:

  • hàng hóa: tên hàng, số lượng, đơn giá…
  • điều kiện cơ sở giao hàng: FOB, CNF…
  • phương thức thanh toán: T/T, D/A, L/C…

Thế nên khi chuẩn bị hồ sơ và lên tờ khai, bạn cần đọc kỹ những thông tin này, và nên kiểm tra chéo với những chứng từ khác (Invoice, Packing List, C/O…) để đảm bảo tính chính xác.

5/5 - (1 bình chọn)
Vận chuyển Hàng không

Bài viết gần đây

Nhiều rào cản khi thành lập hãng hàng không mới

Nhiều rào cản khi thành lập hãng hàng không mới 1.Yêu cầu vốn điều lệ…

3 ngày ago

Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế Austin-Bergstrom

Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế…

5 ngày ago

Bamboo Airways dẫn đầu tỷ lệ bay đúng giờ

Bamboo Airways dẫn đầu tỷ lệ bay đúng giờ 1.Bamboo Airways là hãng hàng không…

5 ngày ago

Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế Ted Stevens Anchorage

Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế…

6 ngày ago

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế…

2 tuần ago

Nghiên cứu bổ sung quy hoạch Măng Đen, Vân Phong vào hệ thống cảng hàng không

Nghiên cứu bổ sung quy hoạch Măng Đen, Vân Phong vào hệ thống cảng hàng…

2 tuần ago