Nghiên cứu bổ sung quy hoạch Măng Đen, Vân Phong vào hệ thống cảng hàng không
Theo Bộ Xây dựng, ngành hàng không nói chung và kết cấu hạ tầng hàng không nói riêng
có tính đặc thù cao và hội nhập quốc tế sâu rộng, là bộ phận quan trọng của hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, được xác định là một trong ba đột phá chiến lược,
được quy hoạch theo hướng đồng bộ, bền vững, phù hợp với xu thế phát triển của hàng không thế giới.
Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc được xác định theo hướng mở và có tính động,
tạo nền tảng cho phát triển kinh tế – xã hội, thúc đẩy sự phát triển hài hòa giữa các vùng, miền;
đồng thời gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng trời.
Quy hoạch cũng nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác khẩn nguy, cứu trợ và tăng cường
kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.
Song song với đó, chủ trương là huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng hàng không, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Việc lập điều chỉnh quy hoạch được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất và
đồng bộ giữa quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không toàn quốc với các quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông khác;
đồng thời bảo đảm tính kế thừa, liên tục, ổn định và thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.
Một trong những mục tiêu trọng tâm của lần điều chỉnh quy hoạch này là nghiên cứu bổ
sung cảng hàng không Măng Đen (tỉnh Kon Tum) và cảng hàng không Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa)
vào hệ thống cảng hàng không toàn quốc.
Đồng thời, xem xét cập nhật, điều chỉnh một số nội dung khác trong quy hoạch nếu cần thiết.
Nội dung chính của việc lập điều chỉnh quy hoạch bao gồm: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
tại khu vực dự kiến điều chỉnh, bổ sung cảng hàng không;
Nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật để lựa chọn vị trí xây dựng;
Dự báo nhu cầu vận tải và đánh giá tác động kinh tế – xã hội, môi trường khi hình thành cảng hàng không mới;
Đánh giá khả năng tổ chức vùng trời, thiết kế phương thức bay;
Xác định sơ bộ tính chất, vai trò, quy mô công suất, loại tàu bay dự kiến khai thác;
Định hướng sử dụng đất, kết nối với các loại hình giao thông khác;
Ước tính chi phí đầu tư, nguồn lực và giải pháp triển khai.
Hồ sơ và sản phẩm quy hoạch bao gồm thuyết minh, hệ thống sơ đồ, bản đồ thể hiện các nội dung điều chỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nội dung có thể được điều chỉnh,
bổ sung tùy theo kết quả nghiên cứu thực tế nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và khả thi.
Thời gian lập điều chỉnh quy hoạch dự kiến khoảng 3 tháng, tính từ thời điểm nhiệm vụ
được phê duyệt đến khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Bộ Xây dựng được giao là cơ quan tổ chức lập điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không,
sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trong quá trình thực hiện, Bộ Xây dựng được phép chủ động điều chỉnh cục bộ nội dung,
nhiệm vụ, tùy theo yêu cầu nghiên cứu, nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ quy hoạch.
Tờ trình cũng nêu rõ: “Các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng trong quá trình lập điều chỉnh quy hoạch
theo đúng quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.
Việt Nam tham gia cơ chế giảm và bù đắp carbon đối với các chuyến…
Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế…
Tập đoàn máy bay Trung Quốc muốn mở rộng hợp tác lâu dài tại Việt…
Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế…
Air China khai trương tuyến vận tải hàng hóa thương mại đến Cuba Hãng hàng…
Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh tới Sân bay quốc tế…