Bạn đã biết gì về quy trình nhập khẩu máy móc? Nếu chưa hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình này nhé!
Máy móc nhập khẩu được chia ra làm hai loại đó là máy móc mới và máy móc đã qua sử dụng. Với mỗi loại máy móc sẽ có điều kiện và quy trình nhập khẩu máy móc khác nhau. Vì thế các công ty, doanh nghiệp cần xác định chính xác loại máy móc mình muốn nhập khẩu trước khi thực hiện các hồ sơ, thủ tục.
Quy trình nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
Điều 6, 7, 8 của thông tư 23/2015/TT-BKHCN có quy định rõ điều kiện, hồ sơ cũng như quy trình cụ thể để nhập khẩu thiết bị máy móc.
Về điều kiện: ít nhất là máy móc phải đảm bảo được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN hoặc Tiêu chuẩn quốc gia TCVN và có tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm.
Về hồ sơ:
Đối với máy móc thuộc dự án: 01 bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư và 01 bản chính danh mục các máy móc qua sử dụng dự kiến nhập khẩu.
Đối với máy móc đã qua sử dụng khác: 01 bản chính giấy xác nhận về năm sản xuất, tiêu chuẩn sản xuất do nhà sản xuất tự kê và 01 bản chính giám định của tổ chức được luật cho phép về năm và tiêu chuẩn sản xuất của máy móc
Về quy trình:Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa; nếu đủ điều kiện sẽ tiến hành thông quan theo quy định. Với trường hợp không đạt yêu cầu sẽ phải bổ sung tài liệu hồ sơ, tuy nhiên chỉ có thời hạn 30 ngày làm việc. Nếu đơn vị vẫn không cung cấp hàng hóa sẽ được xử lý theo quy định.
Quy trình nhập khẩu máy móc mới
Đối với máy móc mới thì chúng sẽ được nhập khẩu theo đúng quy trình như các mặt hàng hóa khác quy định tại thông tư số 38/2015/TT-BTC về thủ tục hải quan; sẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Các công ty, doanh nghiệp sẽ khai hồ sơ theo quy định tại khoản 2 điều 16:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
– Hóa đơn thương mại
– Vận tải đơn hoặc các chứng từ liên quan đến vận tải hàng hóa
– Giấy phép nhập khẩu đối với các loại hàng hóa cần phải có giấy phép.
– Giấy thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra (nếu có)
– tờ khai trị giá hàng hóa
– Giấy tờ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa; đưa hàng về bảo quản, giải phóng hàng và thông quan hàng hóa
Bước 3: Tính thuế – Nộp thuế
Bước 4: kiểm tra, giám sát hải quan