Mỗi loại form C/O sẽ đi với một loại hàng hóa khác nhau. Đây là một mẫu form khá quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu. Vì vậy, cùng với Airport Cargo, chúng ta tìm hiểu về các loại form C/O. Mẫu form này khá quan trọng, do thế, hãy cùng cố gắng ghi nhớ và phân biệt các loại form khác nhau nhé.
C/O là gì?
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.
Thuật ngữ trong tiếng Anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là C/O.
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.
Vì vậy khi chuẩn bị hồ sơ, dù bạn là chủ hàng tự làm hay qua công ty dịch vụ khai báo hải quan thì đều cần kiểm tra và đối chiếu các số liệu, để tránh bị bác C/O, hoặc phải xác minh C/O thì cũng rất mất thời gian.
Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vai trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.
Các loại form C/O
Có hai loại C/O chính:
– C/O không ưu đãi: tức là C/O bình thường, nó xác nhận rằng xuất xứ của một sản phẩm cụ thể nào từ một nước nào đó.
– C/O ưu đãi: là C/O cho phép sản phẩm được cắt giảm hoặc miễn thuế sang các nước mở rộng đặc quyền này. Ví dụ như: Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), Chứng nhận ưu đãi thịnh vượng chung (CPC), Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT),…
Theo danh sách của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development ): Việt Nam không nằm trong danh sách các nước được hưởng ưu đãi GSP của Australia, Estonia và Mỹ.
Các mẫu C/O
– form A: hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP
– C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT
– form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN – Trung Quốc
– C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định Việt Nam – Lào
– form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN-Hàn Quốc
– C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP
– form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi
– C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)
– C/O form AANZ: hàng xuất khẩu theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand.
Một vài loại form C/O khác
– form VJ: hàng xuất theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.
– C/O form AJ: hàng xuất khẩu theo biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản.
– form AI: hàng xuất khẩu theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Ấn Độ.
– form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam-EU.
– C/O form Mexico: (thường gọi là anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico
– form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela
– C/O form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru
– form DA59: cấp cho một ố hàng hóa đi Nam Phi.
Xin các loại form C/O ở đâu?
Nếu làm hàng xuất khẩu, cần xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Bộ Công thương là cơ quan thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); các tổ chức khác thực hiện việc cấp C/O. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:
- VCCI: cấp giấy chứng xuất xuất xứ hàng hóa C/O form A, B…
- Các Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cấp C/O form D, E, AK,…
- Các Ban quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp được ủy quyền cấp C/O form D, E, AK,…
Trường hợp hàng xuất khẩu không được cấp CO, theo yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu của cơ quan chức năng của nước nhập khẩu; đề nghị của doanh nghiệp; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Có thể cấp Giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: Chứng nhận hàng tạm nhập tái xuất; Chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,…
Những thông tin trên đây chắc đã giúp bạn phần nào về việc hiểu và sử dụng các loại form C/O. Hơn nữa, Airport Cargo cũng rất vui nếu có thể làm người tư vấn trong quá trình vận chuyển và xuất nhập khẩu. Chúng tôi tự tin luôn có thể mang đến những dịch vụ tốt nhất.