Ai cũng đã biết logistics là một ngành hiện tại đang rất hot bởi có rất nhiều công việc. Nhưng để bước chân vào ngành này, bạn phải hiểu được rằng, logistics được khai thác thành rất nhiều các hoạt động khác nhau. Vì để trang bị kiến thức cho các bạn, hôm nay Airport Cargo sẽ giúp các bạn tìm hiểu về các cấp độ logistics. Bài viết này chắc chắn có thể giúp các bạn hiểu hơn về ngành này.
Các cấp độ logistics
Logistics là quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ. Vì lĩnh vực Logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác nhau nên hiện nay người ta chia thành 5 phương thức khai thác hoạt động Logistic như sau: 1PL, 2PL, 3PL, 4PL, 5PL. cấp độ logistics
Đây là những những mô hình phổ biến trong logistics, được ra đời và áp dụng nhằm cắt giảm chi phí vận hành và tối ưu chuỗi cung ứng. Tại Việt Nam, mô hình 1PL, 2PL và 3PL được biết đến rộng rãi. Riêng mô hình 4PL và 5PL vẫn còn xa lạ với các doanh nghiệp.
Chi tiết về các phương thức khai thác hoạt động Logistics
1PL (First Party Logistics hay Logistics tự cấp)
Tất cả hoạt động logistics được doanh nghiệp tự tổ chức và thực hiện từ việc sở hữu hàng hóa, lưu trữ và quản lý kho hàng, xử lý đơn hàng, đóng gói đến việc vận chuyển, giao hàng. Trong mô hình 1PL, doanh nghiệp thường phải đầu tư các trang thiết bị, công cụ như phương tiện vận tải, nhà xưởng, thiết bị bốc dỡ, sắp xếp,… cũng như đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho nhân sự vận hành.
Do đó, để tổ chức và thực hiện có hiểu quả mô hình logistics 1PL, doanh nghiệp phải chấp nhận trút hầu bao lớn để sở hữu các nguồn lực nói trên. Tuy nhiên, 98,1% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam khó thể đáp ứng về tài chính và nguồn lực để đầu tư chuỗi cung ứng 1PL hoàn thiện. cấp độ logistics
Dịch vụ logistics 2PL
2PL – second party logistics hay còn gọi là cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai. Đây là một chuỗi những nhà cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ cho chuỗi hoạt động logistics. Với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu của chủ hàng hóa tuy nhiên lại chưa tích hợp với hoạt động logistics. Tức là 2PL chỉ đảm nhận một khâu trong chuỗi logistics. 2PL là việc quản lý các hoạt động truyền thống như vận tải, kho vận, thủ tục hải quan, thanh toán,… cấp độ logistics
3PL (Third Party Logistics – Cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ ba)
Có thể nói 3PL là hình thức phát triển một mức cao hơn và rộng hơn của 2PL.
Sử dụng 3PL là việc thuê các công ty bên ngoài để thực hiện các hoạt động logistics, có thể là toàn bộ quá trình quản lí logistics hoặc một số hoạt động có chọn lọc.
Các hoạt động mà bên cung cấp dịch vụ logistics thực hiện cho công ty khách hàng dựa trên hợp đồng bao gồm: kê khai hải quan, thông quan hàng hóa, các chứng từ giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ hàng,…để đảm bảo hàng hóa đến đúng nơi quy định. Thường thì các công ty 3PL sở hữu nhiều loại phương tiện vận chuyển từ đường bộ đến đường hàng không và có mối liên hệ mật thiết với các công ty vận chuyển khác để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng và tận dụng tối đa chức năng dịch vụ của công ty.
Bên cạnh việc đảm nhận mọi thủ tục và việc vận chuyển hàng hóa, công ty cung cấp dịch vụ 3PL còn chịu trách nhiệm về thời gian vận chuyển hợp lí để hàng hóa còn nguyên vẹn, được giao đúng thời gian và địa điểm. Bởi nếu hàng hóa không còn nguyên vẹn hoặc xảy ra sự cố nào đó thì công ty Logistics thuê ngoài sẽ phải chịu toàn bộ trách nhiệm. cấp độ logistics
4PL (Cung cấp dịch vụ logistics thứ tư hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp logistics chủ đạo-LPL)
Đây là người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vật chất kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics
Là việc quản lý và thực hiện các hoạt động logistics phức tạp như quản lý nguồn lực, trung tâm điều phối kiểm soát, các chức năng kiến trúc và tích hợp các hoạt động logistics.
4PL có liên quan với 3PL và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm lĩnh vực hoạt động rộng hơn, gồm cả các hoạt động của 3PL, các dịch vụ công nghệ thông tin, và quản lý các tiến trình kinh doanh. 4PL được coi như một điểm liên lạc duy nhất, là nơi thực hiện việc quản lý, tổng hợp tất cả các nguồn lực và giám sát các chức năng 3PL trong suốt chuỗi phân phối nhằm vươn tới thị trường toàn cầu, lợi thế chiến lược và các mối quan hệ lâu bền.
5PL: 5th Party Logistics – Logistics bên thứ năm
Nhà cung cấp dịch vụ Logistics bên thứ năm còn được gọi là nhà tổng hợp logistics. Họ sẽ tổng hợp các nhu cầu của 3PL và các loại hình khác thành khối lượng lớn để có được mức giá tốt hơn với các hãng hàng không và công ty vận chuyển khác nhau. Loại logistics này không dựa trên tài sản. cấp độ logistics
Trong những năm gần đây, 5PL được coi là dịch vụ hậu cần phổ biến và phát triển nhất cho thương mại điện tử hiện nay. 5PL quản lý và điều phối các hoạt động của 3PL và 4PL thông qua các giải pháp thông tin liên quan đến cung và cầu trên thị trường giao hàng thương mại điện tử. Các đặc điểm của 5PL là các hệ thống (Hệ thống quản lý đơn hàng OMS, Hệ thống quản lý kho WM và Hệ thống quản lý vận tải TMS). Ba hệ thống này có liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống công nghệ thông tin thống nhất.
Trên đây là chi tiết về các cấp bậc logistics được chia ra rõ ràng và được chúng tôi phân biệt qua định nghĩa cũng như vai trò từng loại. Airport Cargo mong rằng những thông tin chúng tôi đưa ra hữu ích giúp các bạn trong công việc hoặc trong quá trình lựa chọn dịch vụ vận tải uy tín phù hợp.