Lacey Act là đạo luật cấm buôn bán các loài cây và sản phẩm liên quan có nguồn gốc bất hợp pháp, bao gồm cả gỗ và các sản phẩm gỗ được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua vào 22/5/2008. Giờ đây, đạo Luật Lacey đã tạo ra một tiền lệ mới trong thương mại toàn cầu về gỗ và các sản phẩm gỗ, công nhận và hỗ trợ nỗ lực của các quốc gia khác trong việc quản lý nguồn tài nguyên của họ và thiết lập các cơ chế khuyến khích mạnh mẽ để các công ty buôn bán những mặt hàng này thực hiện các quy định tương tự như đã đề cập trong đạo Luật Lacey.
Đạo Luật Lacey Act là gì của Hoa Kỳ làm gì?
- Cấm buôn bán thực vật hoặc sản phẩm từ thực vật – bao gồm cả gỗ và sản phẩm từ gỗ bất hợp pháp xuất xứ từ bất kỳ bang nào của Hoa Kỳ hoặc từ nước ngòai vào Hoa Kỳ.
- Đòi hỏi người nhập khẩu phải khai báo xuất xứ gốc và tên lòai gỗ có trong sản phẩm của họ.
- Thiết lập hình phạt cho sự vi phạm đạo luật này, bao gồm tịch thu hàng hóa, phạt tiền hoặc tống giam, hoặc tịch thu phương tiện, thiết bị vận chuyển trong các trường hợp nghiêm trọng như buôn lậu sản phẩm có nguồn gốc bất hợp pháp hay giả mạo giấy tờ.
Cần phải khai báo những thông tin gì và vì sao?
Luật Lacey yêu cầu các nhà nhập khẩu cung cấp hồ sơ khai báo thông tin cơ bản kèm theo từng chuyến hàng vận chuyển gỗ hoặc các sản phẩm gỗ. Mục đích của việc khai báo này nhằm tăng tính minh bạch về gỗ và loài cây thương mại để Chính phủ Mỹ có thể thực thi luật tốt hơn. Nội dung khai báo cần bao gồm các nội dung sau đây:
- TÊN KHOA HỌC CỦA CÁC LOẠI GỖ CẤU THÀNH TRONG SẢN PHẨM,
- TÊN QUỐC GIA NƠI GỖ ĐƯỢC KHAI THÁC,
- SỐ LƯỢNG VÀ,
- GIÁ TRỊ.
Yêu cầu khai báo có áp dụng đối với tất cả các sản phẩm gỗ không?
Không. Thứ nhất, Luật Lacey Act có các điều khoản đặc biệt đối với các sản phẩm phức tạp mà thường sử dụng nguyên liệu từ nhiều quốc gia hoặc nhiều loài cây. Trong trường hợp không có nguồn thông tin về quốc gia hoặc loài cây cụ thể, Luật cho phép khai báo danh mục các loài cây gỗ và/hoặc nước tiềm năng (phải bao gồm cả tên quốc gia có nguồn gốc gỗ) là nơi xuất xứ của nguồn gốc gỗ. Thứ hai, không cần khai báo tên loài cây hoặc nguồn gốc nguyên liệu tái chế đối với các sản phẩm giấy được sản xuất từ nguyên liệu sợi tái chế. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu phải cung cấp thông tin về tỷ lệ % trung bình của hàm lượng tái chế cũng như các loài cây và nguồn gốc nguyên liệu gỗ không thuộc thành phần tái chế có trong sản phẩm. Cuối cùng, các nhà nhập khẩu không cần khai báo nguyên liệu đóng gói được chế biến từ gỗ như bìa các tông hoặc bìa ép rơm trừ khi sản phẩm đóng gói là hàng hóa nhập khẩu chính. Sau 2 năm triển khai, chính phủ cần rà soát lại việc thực hiện các yêu cầu khai báo và tác động của việc loại trừ nguyên liệu đóng gói. Trên cơ sở kết quả rà soát này, chính phủ có thể ban hành các quy định điều chỉnh phạm vi áp dụng của 3 hình thức này.
Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu rõ về đạo luật Lacey. Hãy theo dõi các cập nhật mới về xuất nhập khẩu trên fanpage của Airportcargo nhé!