Để nhập khẩu các mặt hàng bia và rượu về Việt Nam với mục đích kinh doanh. Với mặt hàng bia rượu khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sẽ phải chịu thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt
Về các văn bản pháp lý thủ tục nhập khẩu bia rượu: bạn đọc tham khảo thêm tại khoản 2 điều 16 Thông ty 38/2015/TT – BTC ngày 23/05/2015 của Bộ Tài Chính “Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra; giám sát hải quan; thuế về mặt hàng này”
Ngoài ra, theo nghị định số 38/2012/NĐ – CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, quy định: “Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.” Do đó, khi nhập khẩu bia, bạn phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm với Bộ Công Thương.
Sản phẩm sử dụng cho con người như bia rượu phải thực hiện thủ tục công bố lưu hành sản phẩm nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Về thủ tục nhập khẩu bia, rượu
Hồ sơ hải quan:
- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn và các chứng từ vận tải khác (nếu có)
- Tờ khai trị giá hàng hóa
- Chứng nhận xuất xứ
- Kê khai thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
Bạn đọc tham khảo điều 1, nghị định số 149/2003/NĐ – CP ngày 04/12/2003 của Chính phủ thì bia, rượu là sản phẩm phải chịu thuế TTĐB
Hồ sơ khai thuế TTĐB bao gồm:
- Tờ khai thuế TTĐB
- Bảng kê hóa đơn
- Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có)
Thực hiện đăng kí kiểm tra an toàn thực phẩm theo nghị định số 38/2012/NĐ – CP ngày 25/04/2012 của Chính phủ quy đinh chi tiết thi hành một số điều luật an toàn thực phẩm, thì bạn phải đăng kí kiểm tra an toàn thực phẩm với Bộ Công Thương
Công bố hợp quy
Sản phẩm bia là sản phẩm bắt buộc phải đăng kí công vố hợp quy sản phẩm nếu sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật. Nếu sản phẩm chưa có quy chuẩn kĩ thuật thì doanh nghiệp phải thực hiện công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm.
Cần chuẩn bị:
- Mẫu sản phẩm (3 mẫu)
- Bản sao chứng chỉ HACCP (Hazzard Analysis and Cirtical Points) hoặc ISO 22000 (nếu có)
- Giấy phép kinh doanh có ngành nghề kinh doanh mặt hàng bia rượu
- Nhãn sản phẩm
- Certificate of Analysis – Bảng phẩn tích thành phần của nhà sản xuất
- Giấy phép lưu hành tự do (Free Sales Certificate)
- Hợp đồng mua bán (Sale Contract)
Sau khi đã chuẩn bị các hồ sơ thì chúng ta nộp cho cơ quan tiếp nhận bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm Bộ Y tế. Thời hạn của bản công bố là 3 năm.
Mã HS của bia
Đối với mặt hàng Bia sản xuất từ malt, Công ty tham khào mã HS sau:
- Bia đen hoặc bia nâu: 2203.00.10
- Loại khác, kể cả bia ale: 2203.0090
Đối với mặt hàng rượu, tuỳ theo từng loại rượu, nồng độ cồn tính theo dung tích có mã HS khác nhau. Công ty có thể tham khảo mã HS thuộc các nhóm 2204, 2205, 2206, 2207, 2208.
Thuế tiêu thụ đặc biệt của bia, rượu
Bia rượu là một trong nhiều mặt hàng bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cực kì cao. Theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt từ ngày 01/01/2018 thì mặt hàng này chịu thuế đặc biệt là 65%.
Nếu anh/chị cần thêm thông tin thì hãy liên hệ với chúng tôi!