Để có thể nhập khẩu gia súc và nuôi giữ, doanh nghiệp cần có những bước chuẩn bị về thủ tục đăng kí giấy phép nhập khẩu. Qua bài viết này airportcargo.vn sẽ hướng dẫn cho quy doanh nghiệp các bước, các loại hồ sơ cần chuẩn bị để có thể phần nào gúp đỡ quý doanh nghiệp xin giấy phép nhập khẩu động vậy gia súc.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép chứng chỉ để gửi cho cơ quan CITES theo mẫu 01/LN
- Bản sao hợp đồng thương mai giữa 2 bên
- Bản sao giấy phép kinh doanh
- Giấp phép xuất khẩu của nước xuất khẩu cung cấp
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y
- Giấy chứng nhận động vật nhập khẩu không ảnh hưởng đến môi trường
Các quý doanh nghiệp tham khảo:
- Pháp lệnh thú y năm 2004
- Nghị định 33/2005/NĐ – CP
- Thông tư số 04/2012/TT – BTC
- Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT
Điều kiện để xin cấp phép đủ điều kiện vệ sinh thú y:
- Nhà xưởng phải chống được bụi và sự xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; …. Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng tiêu độc.
Nước sử dụng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy định.
Nơi tập trung mua, bán động vật, sản phẩm động vật phải xa khu dân cư, các công trình công cộng; được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần tập trung, mua bán động vật.
- Có khu vực riêng nhốt động vật chờ và để giết mổ, sơ chế; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu; Có hệ thống xử lý nước thải, chất thải phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường;
- Đối với cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật (Điều 46 Nghị định 33/2005/NĐ-CP)
Cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải có đủ các điều kiện vệ sinh thú y và điều kiện về địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị:
Địa điểm cơ sở phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm, không bị úng ngập; có tường bao quanh; cổng riêng biệt; đường đi trong cơ sở phải bằng xi măng hoặc bê tông;
Hồ sơ gồm có:
Đối với thẩm định điều kiện vệ sinh thú y với cơ sở
- Công văn đề nghị khảo sát địa điểm lập cơ sở;
- Dự án hoặc kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở, thiết kế kỹ thuật;
- Các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.
Đối với kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y với cở sở
- Giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y theo mẫu qui định
- Giấy phép đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (bản sao công chứng)
- Các giấy tờ liên quan đến việc thành lập cơ sở.
Số lượng hồ sơ: 02 (bộ): chủ cơ sở hoặc chủ hàng giữ 1 bộ gốc, cơ quan Thú y giữ 01 bộ bản sao có công chứng (trừ giấy đăng ký kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y là bản sao không phải công chứng).
Quy trình thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo qui định của Pháp luật, nộp tại Chi cục Thú y tỉnh, nơi đặt cở sở. (Khi đến đăng ký và nộp hồ sơ cá nhân phải xuất trình chứng minh thư nhân dân.)
Bước 2: Cơ quan Thú y tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý, nội dung đăng ký, các giấy tờ liên quan: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì trong phạm vi 05 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan Thú y có thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y đối với cơ sở; Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ thú y trực tiếp kiểm tra hướng dẫn cá nhân đến đăng ký thực hiện tiếp các nội dung để đạt được yêu cầu qui định.
Bước 3: Chi cục Thú y thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện các qui định về điều kiện, tiêu chuẩn kỷ thuật về vệ sinh thú y, trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ… đối với cơ sở: Trường hợp đủ điều kiện thì xác nhận vào biên bản kiểm tra; Trường hợp cơ sở không đảm bảo yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn vệ sinh thú y thì hướng dẫn chủ cơ sở sửa chữa đúng quy định của pháp luật.
– Đại diện đoàn kiểm tra ghi kết quả kiểm tra và các hành động khắc phục các lỗi vi phạm vào hồ sơ của cơ sở.
Bước 4: Chi cục Thú y cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật:
Bước 5: Chủ cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhận Giấy chứng nhận tại Chi cục Thú y tỉnh. Yêu cầu:
– Tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước;
– Cán bộ thú y vào danh sách lưu tại Chi cục Thú y và giao Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho cơ sở;
– Thời gian trả giấy chứng nhận từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Lệ phí (Quy định tại Thông tư số 04/2012/TT- BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y)
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y cho nơi tập trung, thu gom, bốc xếp động vật, sản phẩm động vật: 70.000 đồng/lần.
– Phí kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y:
+ Cơ sở mới thành lập: 990.000 đồng/lần.
+ Cở sở đang hoạt động: 936.000 đồng/lần
Ngoài ra trong trường hợp cần thiết phải xác định môi trường không khí và xét nghiệm nước của cơ sở thì thu thêm phí, mức thu được quy định tại điểm 5, Mục C, Phụ lục 4 tại biểu phí, lệ phí trong công tác thú y ban hành kèm theo Thông tư số 04/2012/TT- BTC nêu trên.
Nếu anh/chị có thắc mắc gì, hãy liên hệ với chúng tôi!