Khi sử dụng phương tiện vận tải bằng đường biển thì chủ tàu cần phải đóng một khoản phí đảm bảo hàng hải. Vậy bảo đảm hàng hải là gì – phí bảo đảm hàng hải là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết sau đây.
Bảo đảm hàng hải là gì?
Đảm bảo hàng hải là tên của một cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ sự an toàn và của vận tải trên biển. Tiền thân của công ty đảm bảo an toàn hàng hải ngày nay là Ty hoa Đăng được thành lập năm 1955. Nhiệm vụ chính của cơ quan đảm bảo an toàn hàng hải là:
-Quản lý, vận hành đèn biển đảm bảo 100% thời gian hoạt động đạt chất lượng cao.
– Đảm bảo liên tục hệ thống báo hiệu nổi dẫn luồng và tiêu trên các tuyến luồng tàu biển quốc gia có thời hạn hoạt động đạt chất lượng yêu cầu không để xẩy ra bất cứ sự cố nào do báo hiệu gây ra.
– Thực hiện khảo sát đo đạc các tuyến luồng hàng hải với kết quả trung thực, chính xác, cung cấp kịp thời thông tin cho người đi biển, không để xẩy ra bất cứ sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải do lỗi từ khảo và thông báo hàng hải sát gây ra.
– Quản lý, nạo vét duy tu thường xuyên các tuyến luồng tàu đạt kết quả tốt, đảm bảo độ sâu đạt yêu cầu, góp phần tích cực cho các tàu ra vào cảng biển Việt Nam an toàn.
– Đóng các phao báo hiệu các loại theo thiết kế.
– Thông tin liên lạc là yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho công tác thông báo hàng hải, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các Trạm đèn, trạm luồng, phương tiện thuỷ với Lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ, góp phần sử lý kịp thời các sự cố hàng hải trên các luồng tàu biển.
– Cập nhật thông tin chính xác về tình hình diễn biến của các cơn bão để thông báo cho các trạm luồng, đèn, phương tiện thuỷ có phương án phòng chống sớm nhất góp phần giảm thiệt hại do lũ bão gây ra.
Phí bảo đảm hàng hải là gì?
Khi sử dụng phương tiện vận tải bằng đường biển thì chủ tàu cần phải đóng một khoản phí đảm bảo hàng hải. Như vậy có thể hiểu, phí đảm bảo hàng hải là mức phí mà chủ tàu và các phương tiện vận tải trên biển phải đóng cho cơ quan đảo bảo an toàn hàng hải Việt Nam. Đối tượng phải tiến hành nộp phí đảm bảo hàng hải là:
1. Doanh nghiệp đầu tư, khai thác luồng hàng hải thuộc danh mục luồng hàng hải chuyên dùng do Bộ Giao thông vận tải công bố.
2. Doanh nghiệp đầu tư, khai thác khu neo đậu, khu chuyển tải được cơ quan có thẩm quyền công bố đủ điều kiện để đưa vào hoạt động.
3. Các tổ chức, cá nhân và cơ quan nhà nước có liên quan đến hoạt động hàng hải.
Thông tư có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 20/2/2016. Cục Hàng hải VN cho biết, sẽ có kế hoạch tập huấn Thông tư nêu trên đối với các cảng vụ hàng hải, các đơn vị có liên quan và tổ chức, cá nhân quan tâm vào thời điểm thích hợp trước khi thông tư có hiệu lực áp dụng.
Những trường hợp không thu phí bảo đảm hàng hải
a) Xuồng hoặc ca nô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải được phép thực hiện vận chuyển khách vào, rời cảng biển.
b) Tàu thuyền vào, rời cảng biển để cấp cứu bệnh nhân, bàn giao người cứu được trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không đón, trả khách theo xác nhận của cảng vụ hàng hải; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Tàu thuyền đang làm hàng tại bến cảng, cầu cảng phải di chuyển sang khu vực hàng hải khác căn cứ Giấy phép rời cảng của cảng vụ hàng hải để tránh bão khẩn cấp, được miễn thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, lượt rời tại cảng đến tránh bão và lượt rời tại cảng được cấp phép đi tránh bão.
d) Tàu thuyền của lực lượng vũ trang nước ngoài đến khu vực hàng hải để thăm chính thức hoặc xã giao theo lời mời của Nhà nước Việt Nam; tàu thanh thiếu niên nước ngoài đến khu vực hàng hải để giao lưu văn hoá, thể thao theo lời mời của cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ Việt Nam.