Đã làm bất kỳ một ngành nghề gì, hay một việc gì chúng ta đề xác định có thể sẽ có rủi ro. Kể cả đối với ngành vận tải logistic. Vì thế chúng ta biết có rất nhiều loại bảo hiểm sinh ra cho những trường hợp này. Bây giờ cùng Airport Cargo tìm hiểu về bảo hiểm hàng hải. Qua đó, có thể rút ra được những rủi ro nên tránh để giảm tối thiểu tổn thất.
Bảo hiểm hàng hải là gì?
Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên sông, trên bộ liên quan đến hành trình đường biển, gây tổn thất cho các đối tượng chuyên chở trên biển. Hầu hết khi hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển thì chủ doanh nghiệp đều mua bảo hiểm hàng hải để đảm bảo an toàn cho hàng hóa, người và tài sản chung trong suốt hành trình.
Các loại hình bảo hiểm hàng hải
– Hàng hoá XNK chuyên chở bằng đường biển: đối tượng bảo hiểm là hàng hoá XNK được vận chuyển trên biển và các chi phí có liên quan
– Bảo hiểm thân tàu: đối tượng bảo hiểm là vỏ tàu, máy móc thiết bị trên tàu và các chi phí hợp lý (chi phí dọc hành trình, chi phí ứng trước lương cho sỹ quan thuỷ thủ, một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau)
– Trách nhiệm dân sự chủ tàu: bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của chủ tàu trong quá trình sở hữu, kinh doanh, khai thác tàu biển đối với người khác
Vì sao bảo hiểm hàng hải lại quan trọng ?
Theo thống kê cho thấy, ngành xuất nhập khẩu bằng đường biển chiếm tỉ trọng cao trong cán cân thương mại. Với khả năng chuyên chở lớn và thời gian chuyên chở kéo dài, nguy cơ gặp phải những rủi ro về thiên tai, núi lửa…gây thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, không thể nào bù đắp được.
Do đó, sự ra đời của bảo hiểm hàng hải được xem là ngành mũi nhọn đảm bảo việc chuyên chở hàng hóa an toàn trên một hành trình từ cảng này đến cảng khác, từ nước này đến nước khác và giảm thiểu tối đa thiệt hại khi xảy xa tổn thất cho người xuất khẩu, nhập khẩu.
Phân loại tổn thất
Tổn thất bộ phận (partial loss):
Là những tổn thất mất mát hay hư hại trên một bộ phận của đối tượng bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm.
Tổn thất riêng (Particular Average):
Là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên. Ví dụ, trên hành trình hàng hóa bị mưa gió, nước biển làm ẩm mốc hàng hóa, trong trường hợp này chủ hàng phải tự chịu trách nhiệm hoặc đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm chứ không được phân bổ trách nhiệm này cho chủ tàu hoặc các chủ hàng khác. Tổn thất trong trường hợp này là tổn thất riêng.
Tổn thất chung ( General average):
là những thiệt hại xảy ra do những chi phí hay sự hy sinh cố ý của những người trên tàu nhằm cứu tàu, hàng hóa hoặc cước phí khỏi tai nạn trong hành trình chung trên biển. Có 2 nguyên tắc để thông báo đây là tổn thất chung.
Nguyên tắc 1: tổn thất chung xảy ra là vì sự an toàn chung của chủ tàu, hàng hóa trên biển
Nguyên tắc 2: Những chi phí phát sinh để tránh hiểm họa cho tàu hoặc hàng mặc dù chi phí này không thật sự cần thiết nhưng là hậu quả trực tiếp của tổn thất chung (lợi ích chung) cũng được tính là tổn thất chung.
Thông thường tổn thất chung được chia làm 2 bộ phận như sau
+ Hy sinh tổn thất chung: là những thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung. Ví dụ, tàu phải vứt hàng xuống biển vì bão lớn để cứu tàu, cứu toàn bộ hành trình thì hàng bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung.
+ Chi phí tổn thất chung: phải trả chi phí cho người thứ ba trong trường hợp cứu tàu, chi phí thoát nạn để tàu tiếp tục hành trình. Ví dụ như những chi phí sau được xem là chi phí tổn thất chung: chi phí để tàu ra vào cảng lánh nạn, chi phí lưu kho lưu bãi tại cảng lánh nạn, chi phí sửa chữa những hư hại của tàu, chi phí tăng thêm về nhiên liệu, ….
Tổn thất toàn bộ (total loss)
Tổn thất toàn bộ thực tế ( Actual Total Loss):
Là đối tượng bảo hiểm bị tổn thất phá hủy hoàn toàn, bị hư hỏng mức nghiêm trọng không thể sử dụng được nữa, thường xảy ra trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa bị hư hỏng, phá hỏng hoàn toàn trong trường hợp xay ra cháy nổ, thối rữa, rơi vỡ,….
+ Bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng so với ban đầu như: kính bị vỡ, gạo bị mốc, xi măng bị ẩm vô nước và đông cứng,
+ Không còn khả năng lấy lại được mặc dù nếu lấy lại được thì vẫn sử dụng được nhưng chi phí lấy lại quá cao chẳng hạn như: hàng chở trên tàu bị chìm, hàng bị cướp biển, chủ hàng bị tước quyền sở hữu đối với hàng hóa,…
+ Hàng chở trên tàu bị mất tích ( tàu mất tích và tàu bị đắm là khác nhau, mất tích là không tìm thấy)
Tổn thất toàn bộ ước tính (Constructive Total Loss):
Khi hàng hóa không phải là tổn thất toàn bộ thực tế ở trên, Trong luật bảo hiểm hàng hải 1906 cho người được bảo hiểm quyền này (tiết 6I), một rủi ro nào đó được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm không thể tiếp tục hành trình giao hàng tại điểm đến quy định (intended destination), trong trường hợp này người được bảo hiểm có khả năng muốn từ bỏ hàng háo hơn so với tiếp tục hành trình. Lúc này người được bảo hiểm sẽ yêu cầu tính toán đòi bồi thường tổn thất thực tế ước tính.
Xét về nhiều mặt thì bảo hiểm hàng hải rất có ích đúng không? Airport Cargo rất mong những chuyến hàng của các bạn luôn thuận lợi. Hơn nữa, các bạn cũng nên tìm hiểu về những dịch vụ vận tải uy tín để việc làm ăn dễ dàng hơn.