Một trong những mối lo nhất của những người làm xuất nhập khẩu là hàng không lên được tàu. Vấn đề này tưởng đơn giản nhưng nếu không nắm rõ thủ rục xử lý thì cũng khá rắc rối. Nắm bắt được điều này, Airport Cargo hôm nay sẽ mang đến những kiến thức mới giúp các bạn. Chúng ta cùng tìm hiểu về việc closing time, lý do, cách xử lý để bạn có thể phản ứng nhanh trong trường hợp này nhé.
Trước khi đọc bài, bạn nên tìm hiểu về quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế để có cái nhìn tổng quát hơn.
Closing time là gì?
Closing time hay cut off hay trong xuất nhập khẩu người việt thường gọi là “thời gian cắt máng”
Chính là thời hạn cuối cùng mà người xuất khẩu phải hoàn thành xong việc thông quan hàng hóa, thanh lí container để cảng bốc xếp hàng hóa lên tàu. Nếu quá thời hạn closing time thì hãng tàu sẽ không nhận hàng hóa và coi như bị rớt tàu.
Thời gian closing time
Đối với hàng nguyên container (FCL) các tuyến gần trong châu Á thì thời gian cắt máng có thể chỉ 1-2 ngày trước ngày tàu chạy, tuy nhiên các tuyến càng xa thì thời gian cắt máng trước ngày tàu chạy lâu hơn, tùy vào quy định của hãng tàu.
Đôi với hàng lẻ (LCL) thì thường thời gian cắt máng trước ngày tàu chạy lâu hơn, vì hàng LCL thưởng mất thời gian để gom hàng của các công ty mở consol gom hàng của các doanh nghiệp vào cùng 1 container và sau đó làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho container hàng hóa này.
Tuy nhiên , dưa vào mối quan hệ của bạn với hãng tàu hay đặc biệt là các bên forwader có mối quan hệ tốt với hãng tàu thì có thể xin thêm thời gian cắt máng trong những trường hợp gặp sự cố không kịp đưa hàng ra để thanh lí thì có thể xin thêm được từ 3-6 giờ đồng hồ để hỗ trợ khi cần thiết.
Những lưu ý khi hàng bị trễ closing time?
Trước hết, phải nhấn mạnh rằng vai trò của bên Forwarder là đặc biệt quan trọng trong tình huống này vì họ có tiếng nói tốt hơn với hãng tàu.
– Forwarder cần liên hệ ngay bộ phận sales của hãng tàu. Họ chính là người giúp đỡ bạn hết sức nhiệt tình bằng cách họ sẽ lưu ý với bộ phận OPS làm hàng ở cảng và tàu giúp bạn. Trong trường hợp gấp, cần xin số điện thoại của bộ phận OPS trực tiếp làm hàng ở cảng để nhờ giúp đỡ.
– Các thủ tục cần thiết: xin mẫu đơn từ hãng tàu (có chữ ký và dấu của hảng tàu) -> đưa xuống khu vực terminal của cảng để xin xác nhận -> Vào sổ tàu (nếu thuận lợi)
– Nếu không kịp thời gian thì phải báo hãng tàu để họ lùi hàng xuất của bạn sang chuyến khác, tránh tình trạng đã book tàu rồi mà hủy gây thiệt hại cả đôi bên.
Quy định về closing time
Các hãng tàu sẽ quy định thời gian là thời hạn để nộp chi tiết bill cho các hãng tàu. Tuỳ thuộc mối quan hệ của các forwader hay của bạn với các hãng tàu, thì thời gian closing time có thể xin thêm được khi gặp một vài sự cố rủi ro khoảng 3 -6 giờ. Nếu như hàng hoá của bạn thanh lý trễ, không thể sớm hơn thời gian cắt máng thì phải dời sang chuyến sau. Các forwarder thường có các mối quan hệ khá tốt với hãng tàu, thời gian cũng sẽ xin thêm được dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng hình thức Freetime, thời gian miễn phí có thể được sử dụng container của hãng tàu. Tuy nhiên, khi bạn xuất hay nhập khẩu lô hàng hoá nào đó, đều phải theo quy định freetime cho các lô đó. Chứ không phải là sử dụng một cách thoải mái, mọi lần sử dụng sẽ có sự giới hạn. Hay Freetime còn là khoảng thời gian, bạn có thể sử dụng miễn phí DEM và DET nhưng không đóng bất kỳ khoản phí nào.
Hy vọng với những thông tin trên bạn đã hiểu hơn về closing time và hàng bị rớt tàu. Tuy nhiên, Airport Cargo khuyên bạn nên dự tính tính thời gian chuẩn và là hàng sớm để tránh bị lỡ tàu, mất uy tín. Chúc các bạn thành công.