Hiện tại nhu cầu về nguyên liệu nhựa tại Việt Nam là rất lớn tuy nhiên, theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa VN (VPA) năng lực cung ứng nguyên liệu nhựa trong nước mới chỉ đáp ứng được 100.000 – 150.000 tấn/năm, trong khi nhu cầu sử dụng lên đến 1,2 triệu tấn/năm. Nắm bắt được tình hình này Cước vận chuyển giới thiệu tới quý khách hàng thủ tục nhập khẩu hạt nhựa (hạt nhựa nguyên và hạt nhựa tái sinh).
Bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm:
– Hợp đồng thương mại (Commercial Contract)
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói (Packing list)
– Vận tải đơn (Bill of Lading)
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) nếu có
– Tờ khai hải quan
– Giấy chứng nhận nhập khẩu phế liệu (đối với nhựa tái sinh)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận nhập khẩu phế liệu gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BTC-BTNMT).
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
3. Một trong các tài liệu sau: Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận hoặc Thông báo chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Quyết định phê duyệt hoặc Giấy xác nhận Đề án bảo vệ môi trường (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
4. Kết quả giám sát chất lượng môi trường lần gần nhất của cơ sở sản xuất, nhưng không quá sáu (06) tháng tính đến ngày đề nghị cấp Giấy chứng nhận (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân)
Cách thức thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân tập hợp đầy đủ hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận xem xét tiếp nhận hồ sơ và chuyển về chi cục Bảo vệ Môi trường
Bước 3: Chi cục Bảo vệ Môi trường nghiên cứu giải quyết hồ sơ trình lãnh đạo Sở.
Bước 4: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
– Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơn hợp lệ)
– Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục bảo vện Môi trường
Điều kiện đối với thương nhân nhập khẩu phế liệu:
1. Thương nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất phải có đủ các điều kiện và đã được cấp Giấychứng nhận, cụ thể:
a) Có kho bãi (có quyền sở hữu hoặc đồng sở hữu, hoặc thuê) dành riêng cho việc tập kết phếliệu bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường;
b) Có công nghệ, thiết bị để tái chế phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu cho sản xuất;
c) Có phương án, giải pháp xử lý phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; đảm bảo mọi chất thải từ quy trình sản xuất đều được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường;
d) Đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Thương nhân nhập khẩu ủy thác phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với thương nhân đã được cấp Giấy chứng nhận, hợp đồngủy thác nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ loại phế liệu nhập khẩu và thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với Giấy chứng nhận được cấp và quy định tại Khoản 1 Điều 5 củaThông tư này;
b) Hợp đồng nhập khẩu phế liệu phải ghi rõ nguồn gốc, thành phần phế liệu nhập khẩu phù hợp với hợp đồng ủy thác nhập khẩu nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này và cam kết tái xuất phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu về đến cửa khẩu nhưng không đạt các yêu cầu theo quy định tại Thông tư này.
* Điều kiện đối với phế liệu nhập khẩu:
1. Phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu hoặc các yêu cầu về mô tả phế liệu tương ứng trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
2. Đối với những loại phế liệu mới phát sinh do nhu cầu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nhưng chưa có trong Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét từng trường hợp cụ thể để bổ sung vào Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu.
– Căn cứ pháp lý:
Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2006;
Thông tư liên tịch số 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; Thông tư 01/2013/TT-BTNMT, ngày 28/01/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về phế liệu được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất.
Mã HS code:
Hạt nhựa nhập khẩu có mã HS code là 3901-3914 (đối với dạng Nguyên sinh) hoặc
3915-3916 (đối với hàng tái sinh)
Giấy phép nhập khẩu: đối với hàng hóa nhập khẩu là hạt nhựa tái sinh thì doanh nghiệp cần phải xin giấy phép của Bộ Tài Nguyên và Môi trường và Sở tài nguyên môi trường.
Thuế nhập khẩu:
Hiện nay, Việt Nam đã kí kết và triển khai 11 Hiệp định thương mại tự do ( FTA), trong đó một số mặt hàng hạt nhựa đã được cắt giảm thuế ưu đãi đặc biệt 0-10% tùy HS code đối với phần lớn các đối tác FTA như Trung Quốc, ASEAN. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tận dụng các cam kết ưu đãi đặc biệt trong các FTA để giảm chi phí sản xuất đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh với các đối tác trong khu vực
Nếu bạn có nhu cầu làm thủ tục hải quan cho mặt hàng hạt nhựa, vui lòng liên hệ với chúng tôi, hoặc gửi yêu cầu báo giá dịch vụ. Hy vọng có cơ hội hợp tác với bạn.