Trong bài viết ngày hôm nay, vẫn là chủ đề logistic nhưng lại là một kiến thức hoàn toàn mới mẻ. Các bạn có lẽ đã từng nghe đến điều kiện CIF nhưng có lẽ vẫn chưa thực sự hiểu nó là gì. Tuy vậy, điều kiện CIF là một điều kiện rất nên lưu ý. Vì thế, Airport Cargo sẽ giúp các bạn tìm hiểu về điều kiện CIF. Bạn có thể sử dụng điều kiện này để áp dụng vào công việc một cách dễ dàng hơn đó.
CIF là gì?
CIF là một thuật ngữ trong Tiếng Anh của cụm từ Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí), theo đó người bán hàng hoàn thành trách nhiệm khi hàng đã được xếp lên boong tàu tại cảng xếp, nhưng lại chịu chi phí vận chuyển đến cảng đích.
- Là một điều khoản giao hàng trong buôn bán hàng hóa quốc tế.
- CIF thường được viết liền với tên cảng biển nào đó – Thường là cảng đích.
- Điều khoản này chỉ áp dụng cho vận tải biển và thủy nội địa.
Cấu trúc tên gọi gồm: CIF + Cảng Đến, phiên bản Incoterms
Ví dụ: Cảng đi là cảng Hải Phòng, Cảng đến là cảng Busan, Hàn Quốc. Trong hợp đồng và các chứng từ cần thể hiện rõ:
CIF Busan port – R. Korea, Incoterms 2010
Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.
Trách nhiệm giữa người xuất khẩu và nhập khẩu khi sử dụng điều kiện CIF
Để biết rõ công việc, trách nhiệm của mình là gì , khi thỏa thuận theo điều kiện CIF, bạn cần hiểu nghĩa vụ của mỗi bên như sau:
Nghĩa vụ của người bán:
- Chịu trách nhiệm về mọi khoản chi phí, rủi ro và tổn thất hàng hóa trước khi hàng đã giao xong lên tàu tại cảng bốc. Trả toàn bộ chi phí vận tải đến cảng đến.
- Giao hàng lên tàu với thời gian và cảng bốc quy định hoặc do bên bán chọn. Trả toàn bộ chi phí bốc hàng.
- Ký hợp đồng vận tải và trả cước phí đến cảng đích quy định.
- Tiến hành thông quan XK (lấy giấy phép XK, trả thuế và các chi phí cần thiết cho XK nếu có ).
- Ký hợp đồng bảo hiểm và trả chi phí bảo hiểm trong suốt thời gian hàng được vẩn chuyển đến cảng đích qui định. Trong trường hợp này người bán thường mua bảo hiểm ở mức tối thiểu, với mức giá trị bằng giá CIF + 10% (gọi là tiền lãi dự tính) và bằng đồng tiền của HĐ.
- Báo cho người mua biết khi hàng hóa được chuẩn bị để giao, khi hàng hóa được giao lên tàu và ngay khi hàng vừa tới cảng dỡ trong thời gian hợp lý để người mua kịp chuẩn bị nhận hàng.
- Cung cấp cho người mua những hóa đơn chứng từ vận tải hoàn hảo giấy chứng nhận và bảo hiểm hàng hóa.
- Chúng từ bắt buộc: Hoá đơn thương mại, Vận đơn, giấy phép Xuất khẩu và chứng từ bảo hiểm.
Nghĩa vụ của người mua:
- Kiểm tra hàng hóa trước khi bốc và dỡ hàng. Đặc biệt là trước khi dỡ hàng.
- Chấp nhận việc giao hàng để gửi khi đã nhận được hóa đơn bảo hiểm hàng hóa và tất cả các chứng từ bằng chứng khác về mua bảo hiểm và vận tải (vận đơn – chứng minh hàng hóa đã được giao cho hãng vận chuyển) và tiếp nhận hàng theo từng chuyến giao hàng từ người vận tải ở cảng đích quy định.
- Trả tiền dỡ hàng nếu tiền dỡ hàng không tính vào cước vận tải.
- Chịu mọi rủi ro, tổn thất và chi phí về hàng hóa (trừ các khoản tiền được tính vào cước phí vận tải) kể từ khi hàng hóa được giao xong lên tàu ở cảng bốc hàng.
- Thông quan Nhập khẩu, trả tiền thuế nhập khẩu và các chi phí khác để hàng có được nhập. Làm các thủ tục cần thiết và trả các chi phí phát sinh (ví dụ như phụ phí) để hàng có thể được quá cảnh nếu có.
Chuyển giao rủi ro ở đâu với điều kiện CIF?
Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ.
Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm.
Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển biển.
Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trước đó.
Thực tế thì không hẳn như vậy.Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước họ). Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý.
Để tránh được các tổn thất, bạn nên tìm hiểu kỹ về dịch vụ trước khi sử dụng và chọn những dịch vụ vận tải có uy tín và chất lượng.
Bạn đã nắm rõ điều kiện CIF rồi chứ? Airport Cargo hy vọng công việc của bạn luôn thuận lợi với những thông tin trên.