Vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ đi Mỹ thủ tục đơn giản
Thủ công mỹ nghệ
Thủ công mỹ nghệ là một nhánh của ngành thủ công nghiệp chế tạo các đồ vật như đồ trang sức, đồ trang trí, đồ lưu niệm, đồ mỹ nghệ hoàn toàn bằng tay, không dùng máy móc. Cũng có thể hiểu thủ công mỹ nghệ là đồ thủ công (hand crafted). Những người làm đồ thủ công chuyên nghiệp và lành nghề được gọi là nghệ nhân thủ công.
Thủ công mỹ nghệ có gốc rễ của nó trong hàng thủ công từ nông thôn bao gồm các nhu yếu phẩm, vật liệu và hàng hóa của các nền văn minh cổ đại. Một số hàng thủ công đã tồn tại trong nhiều thế kỷ, trong khi một số khác lại là các phát minh hiện đại, là sự phát triển đại trà của hàng thủ công mà ban đầu được sản xuất chỉ trong một khu vực địa lý hạn chế.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
- Thứ nhất, Đồ gỗ mỹ nghệ
- Thứ hai, Mây tre đan Việt Nam xuất khẩu
- Thứ ba, Gốm Việt Nam
- Thứ tư, Hàng thêu thủ công Việt Nam
- Thứ năm, Tranh Sơn Mài Việt Nam
Mã HS của đồ thủ công mỹ nghệ
Mã HS code 460211: từ tre;
Mã HS code 460212: từ song mây;
Mã HS code 460219: loại khác;
…..
Thuế xuất khẩu là: 0%.
Doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa, công dụng để áp mã HS code phù hợp.
Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bạn cần biết
Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tuy khá đơn giản, nhưng có rất nhiều lưu ý bạn cần quan tâm. Cụ thể, một số lưu ý bạn cần nắm được gồm:
Về shipping mark (nhãn dán hàng hóa)
Đối với hàng hóa xuất khẩu, để đảm bảo quá trình vận chuyển và làm thủ tục hải quan diễn ra thuận lợi nhất, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên kiện hàng. Nội dung trên nhãn hàng hóa cần đảm bảo có các thông tin như:
Tên hàng bằng tiếng Anh
Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
Tên đơn vị nhập khẩu
MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)
Số thứ tự kiện/tổng số kiện
Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có)
Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Mặt hàng này không cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu nên Doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường.
Hồ sơ hải quan theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành.
Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:
Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
Packing List (Phiếu đóng gói);
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua);
Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu
Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.
Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:
Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
Packing List (Phiếu đóng gói);
Bill of Lading (Vận đơn hãng tàu);
Certificate of Origin (C/O nếu có);
Fumigation Certificate (Giấy chứng nhận hun trùng);
Các chứng từ liên quan khác;
Vì sao gửi hàng thủ công mỹ nghệ nên lựa chọn Airport Cargo
Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong môi trường quốc tế, Airport Cargo tự hào mang đến cho quý khách những dịch vụ tuyệt vời nhất :
- Không giới hạn quốc gia có thể gửi hàng đến.
- Miễn phí toàn bộ chi phí đóng hàng, giao nhận hàng chính xác, đúng thời hạn
- Áp dụng nhiều gói cước vận chuyển với nhiều mức giá từ thấp đến cao. Để khách hàng có thể lựa chọn phù hợp với túi tiền của mình.
- Qúy khách càng gửi nhiều, mức cước phải bỏ ra sẽ càng giảm đi, tiết kiệm đáng kể chi phí vận chuyển
- Cập nhật liên tục các thủ tục pháp lí liên quan đến xuất nhập cảnh. Hỗ trợ tư vấn kịp thời tránh cho khách hàng gặp phải những phiền phức ko mong muốn