Một trong những đại diện của những cuộc hợp tác làm ăn đó là hợp đồng. Hợp đồng thì chắc không ai là không biết. Tuy nhiên, đối với mỗi ngành nghề lại có một loại hợp đồng khác nhau. Hôm nay, Airport Cargo sẽ giúp các bạn tìm hiểu về hợp đồng ngoại thương của ngành logistic. Chắc chắn các bạn sẽ thấy những thông tin sau hữu ích nên đừng bỏ qua nhé.
Hợp đồng ngoại thương là gì?
Đó là văn bản thỏa thuận (hợp đồng) giữa người mua và người bán ở 2 nước khác nhau về việc mua bán hàng hóa (ngoại thương).
Bên bán hàng gọi là nhà xuất khẩu, bán hàng cho bên kia để thu tiền hàng.
Bên mua hàng gọi là nhà nhập khẩu, chuyển tiền cho bên xuất khẩu và nhận hàng.Nội dung của Hợp đồng ngoại thương.
Đây còn được định nghĩa là “hợp đồng chính thức mà người bán đồng ý bán và người mua đồng ý mua. Theo các điều khoản và điều kiện nhất định được viết ra trong văn bản có chữ ký của cả hai bên.
Đặc điểm của hợp đồng
Loại hợp đồng này có những đặc điểm sau:
- Chủ thể kí hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ( nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú cả họ)
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác.
- Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau
Các thông tin quan trọng trên hợp đồng ngoại thương.
Nếu 2 bên đã có mối quan hệ lâu dài thường tinh gọn một số mục.Theo những người làm xuất nhập khẩu lâu năm, điều này sẽ dễ gây bất lợi khi xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Các bản hợp đồng của các doanh nghiệp rất sơ xài!
Người soạn thảo hợp đồng ngoại thương cần hết sức chú ý các thông tin dưới đây:
-
- Hợp đồng có số có ngày (Các chứng từ sau dựa vào thông tin trên hợp đồng để soạn thảo).
- Thông tin công ty của người bán và người mua (tên công ty, địa chỉ, chi tiết liên hệ, v.v.)
- Chủ đề hợp đồng bán hàng (Subject )
- Mô tả hàng hóa (Description of the goods)
- Đơn giá hàng hóa, tổng số lượng hợp đồng và tổng số tiền hợp đồng
- Đóng gói hàng và giao hàng (Package and shipment details)
- Discharging & Loading Port (Cảng dỡ hàng & xếp hàng) hợp đồng ngoại thương
- Ngày giao hàng hoặc thời gian giao hàng (Delivery date or delivery period)
- Hình phạt khi giao thiếu, trễ hàng (Penalties of late shipment)
- Các điều khoản giao hàng theo Incoterms. (Cần phải có)
- Phương thức thanh toán (Thông thường là TTR và L/C)
- Các chứng từ cung cấp từ nhà xuất khẩu. (Số bản gốc và bản sao sẽ được cung cấp, thời gian chuyển giao cho nhà nhập khẩu).
- Bất khả kháng (Chiến tranh, cấm vận, thiên tai, đình công,…)
- Giải quyết tranh chấp (trọng tài hoặc kiện tụng). hợp đồng ngoại thương
- Chữ ký của người có quyền lực cao trong doanh nghiệp. (Thông thường là giám đốc).
- Bản dịch của hợp đồng. (Nên làm song ngữ, có quy định rõ về xử dụng ngôn ngữ nào khi xảy ra tranh chấp).
Phân loại hợp đồng ngoại thương
Theo thời gian thực hiện hợp đồng
- Ngắn hạn : thường được kí kết trong một thời gian tương đối ngắn và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình
- Dài hạn: thường được thực hiện trong thời gian lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần
Phân loại theo nội dung kinh doanh của hợp đồng
- Hợp đồng xuất khẩu: Là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua
- Nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để rồi đưa hàng đó vào nước mình nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước, hoặc phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước
- Hợp đồng tái xuất khẩu: Là hợp đồng xuất khẩu những hàng mà trước kia đã nhập từ nước ngoài không qua tái chế hay sản xuất gì trong nước
- Tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngoài
- Gia công hàng xuất khẩu: là hợp đồng thể hiện một bên trong nước nhập nguyên liệu từ bên nước ngoài để lắp ráp gia công hoặc chế biến thành các sản phẩm rồi xuất sang nước đó chứ không tiêu thụ trong nước.
Phân loại theo hình thức hợp đồng
- Có 3 loại hợp đông như: hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng và hợp đồng theo hình thức mặc nhiên. Tuy nhiên, hình thức văn bản vẫn được ưa chuộng bì có nhiều ưu điểm: an toàn, toàn diện, rõ ràng hơn.
Hợp đồng thương mại trong hồ sơ hải quan
Trong bộ hồ sơ hải quan, hợp đồng thương mại là chứng từ bắt buộc phải xuất trình nếu tờ khai luồng Vàng hoặc Đỏ.
Nếu tờ khai hải quan vào luồng Xanh, về lý thuyết bạn không cần xuất trình cho hải quan. Tuy nhiên, vẫn nên chuẩn bị sẵn, để nếu họ có chất vấn, hoặc trường hợp bị chuyển luồng Vàng, thì có để dùng ngay.
Bạn chỉ cần 1 bản chụp của hợp đồng là đủ.
Lưu ý: bản chụp là bản photocopy, có chữ ký & con dấu đỏ trên đó. Như tôi thấy khi làm thủ tục hải quan ở Hải Phòng, không được triện dấu “Sao y bản chính” như trước đây vẫn làm. Nếu không, gặp hải quan khó tính là bản đó không được nhận, lại mất công chụp lại.
Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn có thể dễ dàng để lập một hợp đồng ngoại thương. Airport Cargo mong rằng những thông tin chúng tôi đưa ra luôn có ích cho các bạn. Ngoài ra, các bạn cũng nên tìm hiểu thêm các thông tin về xuất nhập khẩu để nắm được đầy đủ những kiến thức cần thiết.