Những lưu ý sống còn trước giờ siêu bão Yagi đổ bộ
Siêu bão Yagi được đánh giá là bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương.
Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp phòng chống kịp thời trước giờ bão đổ bộ.
Hồi 19h tối 5/9, siêu bão Yagi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 365km về phía đông.
Cường độ bão vẫn đang mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17.
Theo các chuyên gia khí tượng, bão Yagi là siêu bão mạnh nhất năm 2024 trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương tính đến thời điểm hiện tại.
Đây là cơn bão rất mạnh, hoàn lưu rộng. Vùng gió mạnh trên cấp 8 có bán kính khoảng 250km,
vùng có gió mạnh trên cấp 10 khoảng 150km, vùng có gió mạnh trên cấp 12 khoảng 80km xung quanh tâm bão.
Các trung tâm dự báo bão quốc tế đều có chung nhận định bão Yagi (bão số 3)
tiếp tục duy trì cấp siêu bão (từ cấp 16 trở lên) cho đến khi vào đến vùng ven biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Sau đó, bão số 3 di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ còn mạnh cấp 13-14, giật cấp 16.
Khi ảnh hưởng đất liền cường độ có khả năng còn mạnh cấp 9-12, giật cấp 13-14.
Vì vùng ảnh hưởng rộng nên người dân cần có biện pháp phòng, chống trước khi bão đổ bộ vào đất liền.
Trước khi bão đổ bộ vào đất liền
Theo khuyến cáo của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn),
người dân cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo bão trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa phát thanh của thôn, xã…
Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, ống thoát nước.
“Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình mình”, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai khuyến cáo.
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão,
hãy chuẩn bị bằng cách lập một kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau.
Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình như: Đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng… Các gia đình có trẻ em nên để mỗi trẻ tự tạo gói đồ dùng cá nhân của mình.
Trong khi bão đổ bộ
Người dân vẫn cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo,
cảnh báo bão trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa phát thanh của thôn, xã…
“Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…
Tuyệt đối không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào”, cơ quan phòng, chống thiên tai khuyến cáo.
Đặc biệt, người dân cần chuẩn bị sẵn đèn pin để đề phòng mất điện,
không sử dụng nến thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Nếu được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình và di chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.
“Phải thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn cứu hộ”,
Sau khi bão đổ bộ
chỉ được phép về nhà từ nơi sơ tán khi có sự cho phép của chính quyền địa phương.
Đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.
Tuyệt đối không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước;
tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe,
không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn) vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.
Xem thêm:
Tự do hóa thị trường hàng không – thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Dịch vụ booking tải hàng không từ Hồ Chí Minh đến Sân bay quốc tế Yangyang