Bài viết hôm nay sẽ nêu ra định nghĩa của một số thuật ngữ trong vận chuyển, phát đơn… Không biết có bạn nào biết đến Shipped On Board Date và Bill Of Lading Date. Hoặc On board – phân biệt ngày giao hàng và ngày cấp B/L hay không? Nếu chưa biết thì các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của AirportCargo nhé.
Bill of Lading là gì?
Vận đơn đường biển (Bill of Lading) được sử dụng trong các lô hàng vận chuyển bằng đường biển. Cụ thể, đó là hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý giữa nhà vận chuyển và người gửi hàng. Đồng thời là một chứng từ sở hữu. Vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển quan trọng. Do hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu phát hành cho khách hàng.
Nhiều nhà xuất khẩu có thể lưu ý thuật ngữ “Shipped On Board” trong vận đơn. Vì các nhà xuất khẩu này tham gia vào thương mại toàn cầu và thường xuyên sử dụng L/C. Chú ý “Shipped On Board Date” cũng có thể được ghi trong vận đơn là “Clean On Board Date” hoặc “Laden On Board Date.”
Shipped on board date là gì?
Có thẻ hiểu “Shipped On Board Date” là ký hiệu được thêm vào bởi người phát hành vận đơn. Xác nhận hàng hóa đã được xếp lên tàu. Ký hiệu này được tạo bởi hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu tại cảng đi. Và ghi rõ hàng hóa được xếp lên tàu nào. Vận đơn có ký hiệu “Shipped On Board” mang lại sự an toàn cao hơn cho các nhà nhập khẩu và ngân hàng của các nhà nhập khẩu.
Nhiều L/C yêu cầu một “Shipped On Board Ocean Bill of Lading”. Có nghĩa là Vận đơn phải là bản gốc và hiển thị “Shipped On Board Date” thì mới đáp ứng được yêu cầu của L/C. Ký hiệu này thường được ghi trong nội dung của Vận đơn và hiển thị cùng với “On Board Date”.
Bill of Lading Date là gì?
“Bill of Lading Date” là ngày mà vận đơn được phát hành. “Shipped On Board Date” và “Bill of Lading Date” là hai ngày khác nhau và có thể không cùng một ngày. Chúng khác nhau bởi vì container có thể đã được xếp lên tàu vào một ngày. Trong khi đó vận đơn được phát hành cho khách hàng vào một ngày sau đó.
Ví dụ: Nếu một container được xếp trên tàu vào ngày 02/04/2018. Ngày vận đơn của nó không thể sớm hơn “Shipped On Board Date”. Vì vận đơn chỉ có thể được phát hành sau khi một container được xếp lên tàu . “Bill of Lading Date” phải cùng ngày hoặc sau ngày “Shipped On Board Date”.
Nếu chứng từ vận chuyển không hiển thị “Shipped On Board Date”, thì “Bill of Lading Date” được coi là “Shipped On Board Date”. Không thể phát hành vận đơn mà không có “Shipped On Board Date”.
Ngày nay, hầu hết vận đơn đều được phát hành có ký hiệu “On Board”. Do đó, đa số các vận đơn đường biển hiện nay có thể được phân loại là ““Shipped On Board Bill Of Lading”.
Shipped On Board Date – On board – phân biệt ngày giao hàng và ngày cấp B/L
Shipped on board date
Theo UCP600, ngày xếp hàng lên tàu (on board date) chính là ngày giao hàng ( delivery date ). Còn ngày phát hành chứng từ vận tải ( issue date ) sẽ được coi như ngày giao hàng nếu như chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu .
Trong thực tế cũng có những trường hợp ngày phát hành B / L có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu. Như vậy, sẽ không được coi ngày phát hành B / L là ngày giao hàng .
Các hãng tàu thường xác nhận hàng hóa được bốc lên tàu bằng nhóm từ như: “ Clean on board ”,“ Shipped on board ” “ Clean shipped on board ”. Tất cả các nhóm từ trên đều có ý nghĩa hàng hóa đã được xếp lên tàu. Ngày ghi xác nhận này được coi là ngày giao hàng.
Việc trả lời câu hỏi Hàng đã được xếp lên tàu hay chưa ?” cho chúng ta các loại văn đơn như sau:
(1) On Board B / L
Vận đơn đã xếp hàng ( Shipped On Board Bill of Lading ) là vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã thực sự được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng . Trên vận đơn có ghi rõ ngày tháng giao hàng và tên tàu chuyên chở hàng hóa . Đây là loại vận đơn được dùng phổ biến vì người mua khi yêu cầu xuất trình bộ chứng từ theo L / C để thanh toán tiền hàng thường yêu cầu xuất trình vận đơn đã xếp hàng , tức hàng hóa cũng đã thực sự được xếp lên tàu .
(2) Received for shipment B / L
Vân đơn nhân hàng để xếp ( Received for shipment Bill of Lading ) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu , tức là hàng hóa thực tế chưa được xếp lên tàu.
Loại vận đơn này có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán. Trừ khi L/C cho phép. Trên vận đơn này ghi “Received for shipment”. Khi hàng đã thực sự xếp lên tàu có thể đóng dấu hoặc ghi thêm chữ “shipped on board” để biến thành vận đơn đã xếp hàng.
Mong rằng qua bài viết trên bạn có thể hiểu được những khái niệm trong xuất nhập khẩu như Shipped on board date, Bill of Lading….Kiến thức về xuất nhập khẩu là vô vàn vậy nên mọi người hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Airport Cargo nhé.
Xem thêm
GỬI CHẢ MỠ HÀ NỘI TỪ NỘI BÀI ĐI TOÀN QUỐC
Bánh cốm Hà Nội – món đặc sản độc đáo của thủ đô