Phí bảo trì đường bộ là một chủ đề được dư luận đặc biệt quan tâm trong suốt thời gian qua. Vậy phí bảo trì đường bộ là gì và việc thu phí dùng để làm gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Phí bảo trì đường bộ là gì? Khái niệm về phí bảo trì đường bộ
Đường bộ là phần diện tích của đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ được nhà nước hoặc tập thể tiến hành xây dựng để các phương tiện vận tải và người tham gia giao thông. Mỗi tuyến đường đều có chất lượng và tuổi thọ khác nhau. Trong quá trình sử dụng đường bộ thì thao tác bảo trì và sửa chữa là yếu tố không thể thiếu. Và muốn có đủ tài chính để bảo trì và sửa chữa thì cần tiến hành thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông. Do đó, có thể hiểu chi phí bảo trì đường bộ là khoản phí sử dụng đường bộ thu trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, mà chủ phương tiện phải nộp.
Khoản phí này thu theo năm, xe bạn đi ít hay nhiều vẫn phải nộp bình thường Phí bảo trì chưa bao gồm phí cầu đường mà tài xế phải nộp khi đi qua các trạm thu phí đường bộ (hiện cả nước có 53 trạm thu phí BOT). Nói cách khác, chủ xe vừa phải đóng phí đường bộ hàng năm, vừa bị thu phí qua trạm BOT.
Quỹ bảo trì đường bộ được lấy từ phí sử dụng đường bộ quy định tại thông tư số 197/2012/TT-BTC như sau: “Số tiền còn lại (sau khi trừ số tiền quy định tại điểm a và điểm b Khoản này) đơn vị thu phí phải nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 3 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.”
Sau khi nộp phí sử dụng đường bộ, chủ xe sẽ được dán tem vào kính chắn gió phía trước Trên tem có ghi rõ ngày hết hạn, và thường dán song song với tem đăng kiểm. Tem phí bảo trì đường bộ.
Những đối tượng phải đóng phí bảo trì đường bộ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 197/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là:
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ôtô, máy kéo (sau đây gọi chung là ôtô)
+ Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.
+ Xe môtô là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng lượng không quá 400kg đối với môtô hai bánh hoặc sức chở từ 350kg đến 500kg đối với môtô 3 bánh.
+ Định nghĩa này không bao gồm xe gắn máy.
Phí thu được sử dụng như thế nào?
Tại Điều 8 của Thông tư quy định rõ về quản lý và sử dụng phí. Theo đó:
+ Văn phòng Quỹ được trích để lại một phần trăm (01%) số tiền phí thực thu để trang trải chi phí quản lý hoạt động thu phí sử dụng đường bộ theo quy định.
+ Số tiền còn lại (99%), Văn phòng Quỹ phải nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí.
+ Đối với các cơ quan đăng kiểm, cơ quan thu phí được trích để lại khi cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 50 tỷ đồng/năm trở lên mức trích là 1% trên tổng số phí thu được để trang trải cho công tác thu phí.
+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 30 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng/năm mức trích là 1,25% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.
+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng/năm mức trích là 1,5% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.
+ Cơ quan thu phí có số phí thu được trong năm đạt dưới 15 tỷ đồng/năm mức trích là 1,8% trên tổng số thu phí để trang trải cho công tác thu phí.
+ Số tiền còn lại cơ quan thu phí chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam, để Cục Đăng kiểm Việt Nam nộp vào tài khoản của Quỹ bảo trì đường bộ trung ương mở tại Kho bạc Nhà nước trong thời hạn tối đa không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày thu phí, việc chuyển tiền có thể thực hiện thông qua các ngân hàng thương mại.
+ Trường hợp cơ quan thu phí hạch toán theo cơ chế tài chính doanh nghiệp số tiền phí được để lại là doanh thu của cơ quan; trường hợp cơ quan thu phí là đơn vị hành chính, sự nghiệp số tiền phí được để lại được hoà chung vào nguồn kinh phí của cơ quan và quản lý, sử dụng theo quy định Luật ngân sách nhà nước.
+ Trong năm, cơ quan thu phí được tạm trích 1% trên tổng số thu phí. Khi kết thúc năm tài chính, căn cứ số liệu lập quyết toán thu phí sử dụng đường bộ được trích bổ sung theo tỷ lệ trên và số trích bổ sung được trừ vào số thu phí của năm tiếp theo trước khi nộp về Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương.
+ Số được trích lại cho các đơn vị thu phí để chi cho: trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định; các cơ quan đăng kiểm (cơ quan thu phí) trích chuyển về Cục Đăng kiểm Việt Nam ba phần trăm (3%) số tiền phí được để lại, để phục vụ công tác quản lý thu, nộp phí sử dụng đường bộ; trả lại tiền phí đối với các trường hợp không chịu phí quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.