Sự phát triển bền vững của ngành vận tải hàng không
Sự phát triển bền vững của ngành vận tải hàng không tập trung vào việc giảm
thiểu tác động môi trường, tối ưu hóa tài nguyên và thúc đẩy các hành động bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Theo thống kê gần nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA), ngành hàng không tiêu thụ gần 8% sản phẩm xăng, dầu thế giới.
Con số này tương đương 7 triệu thùng nhiên liệu mỗi ngày,
trong đó máy bay chở khách chiếm hơn 90%.
Tỷ lệ thuận với lượng nhiên liệu tiêu thụ, các chuyến bay cũng thải ra môi trường trung bình 1 tỷ tấn carbon mỗi năm, chiếm gần 3% lượng khí thải toàn cầu.
Các chuyên gia phân tích, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang phục hồi mạnh mẽ và có thể về mức trước đại dịch vào năm 2025, sau đó tăng gấp 3 vào năm 2050.
Sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)
Sử dụng Nhiên liệu Hàng không Bền vững (Sustainable Aviation Fuel – SAF) là một trong những biện pháp quan trọng
nhằm giảm thiểu tác động môi trường của ngành vận tải hàng không.
SAF được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu tái tạo và có khả năng giảm lượng phát thải khí nhà kính (GHG) đáng kể so với nhiên liệu hóa thạch truyền thống.
SAF có thể được tạo ra từ nguyên liệu thô, phụ phẩm nông nghiệp, tảo,
dầu thải và thậm chí cả carbon. Norsk E-fuel thu nhận và xử lý carbon để tạo ra một SAF sáng tạo.
Các hình thức SAF khác nhau đã có sẵn với số lượng tương đối nhỏ, nhưng đang ngày càng phổ biến.
Theo Nhóm Hành động Vận tải Hàng không (ATAG), SAF có thể có
lượng phát thải KNK ít hơn tới 80% so với nhiên liệu truyền thống trong suốt vòng đời của chúng.
ATAG tuyên bố rằng SAF cũng tạo ra lượng phát thải lưu huỳnh và chất dạng hạt thấp hơn, giúp không khí sạch hơn.
Nhưng hiệu quả thực tế phụ thuộc vào thành phần của SAF và lượng được pha trộn với nhiên liệu thông thường.
Hoạt động bay hiệu quả hơn
Các hãng vận tải hàng không, bao gồm FedEx và UPS, đang đầu tư vào các máy bay hiệu quả hơn để giảm lượng khí thải.
Họ đang xem xét thiết kế, trọng lượng và hiệu quả sử dụng nhiên
liệu để giảm thiểu tác động đến môi trường khi cố gắng giao các gói hàng đến tận nhà khách hàng một cách nhanh chóng hơn.
Delta đã công bố khoản đầu tư 1 tỷ USD vào các máy bay hiệu quả hơn và các biện pháp bù trừ carbon trong năm nay.
FedEx đang nỗ lực trang bị thêm và thay thế máy bay để tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu.
Các công ty vận chuyển tìm kiếm các giải pháp cải thiện về tốc độ,
trọng lượng và đường bay tối ưu để tiết kiệm tiền và giảm lượng khí thải carbon dioxide.
Đầu tư vào bù trừ carbon
Bù đắp carbon trong vận tải hàng không là một biện pháp nhằm cân bằng lượng khí thải carbon dioxide (CO2) phát sinh
từ các chuyến bay bằng cách đầu tư vào các dự án giúp
giảm lượng CO2 tương đương ở những nơi khác.
Sự gia tăng của số hóa vận tải hàng không
Mặc dù đã xuất hiện được một thời gian, vận tải được điện tử hóa (e-freight) vẫn đang chiếm được vị thế trong các chuyến hàng bằng đường hàng không.
E-freight số hóa tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết của
mỗi chuyến bay. Từ chi tiết lô hàng đến biểu mẫu hải quan,
vận chuyển điện tử giúp hạn chế giấy và trở nên nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Cải tiến Quy trình Cất và Hạ Cánh
Quy trình cất cánh và hạ cánh tối ưu: Áp dụng các quy trình cất cánh và hạ cánh tối ưu như Continuous Descent Operations (CDO) và
Continuous Climb Operations (CCO) để giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu và khí thải trong giai đoạn cất cánh và hạ cánh.
Giảm thời gian chờ: Sử dụng các hệ thống quản lý mặt đất và không lưu để
giảm thời gian chờ trên mặt đất và trên không, từ đó tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.
Xem thêm :
Những mặt hàng bị cấm và hạn chế trong ngành vận tải hàng không