Một trong những bước quan trọng nhất trong kinh doanh đó là bước nhập hàng. Khi nhập hàng bạn rất cần để ý rất nhiều đến thủ tục hải quan. Nếu không hàng của bạn sẽ bị kẹt lại ở cửa khẩu. Đặc biệt là đối với mặt hàng sắt thép, bởi vì đây là một mặt hàng khá đặc biệt. Do vậy, cùng Airport Cargo chúng ta tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu sắt thép. Từ đó, có thể giúp những công ty kinh doanh sắt thép làm ăn thuận lợi hơn.
Quy định về quá trình làm thủ tục nhập khẩu sắt thép
Thủ tục nhập khẩu loại hàng này hiện tại thuộc sự quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và được điều chỉnh bởi một loạt các văn bản khác nhau, ví dụ:
- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN (gọi tắt là Thông tư 58) và Thông tư số 18/2017/TT-BCT về công bố tiêu chuẩn áp dụng;
- Số 28/2012/TT-BKHCN và 02/2017/TT-BKHCN quy định về công bố hợp quy;
- Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN và 07/2017/TT-BKHCN quy định về thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu.
- 14/2017/TT-BCT bãi bỏ 12/2015/TT-BCT chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động thép.
Căn cứ theo những quy định này thì quy trình thủ tục nhập khẩu thép sẽ gồm 4 nhóm công việc chính sau:
- Tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm thép nhập khẩu.
- Công bố hợp quy đối với sản phẩm thép nhập khẩu.
- Kiểm tra nhà nước về chất lượng thép nhập khẩu.
- Thông quan hàng hóa
Phân biệt các loại thép về chất lượng
Dựa vào thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN thông tư này do Bộ Công Thương và Bộ Khoa Học Công Nghệ phát hành để biết loại thép nào phải kiểm tra chất lượng nhà nước, loại thép nào không cần kiểm tra chất lượng.
Đối với các loại thép được phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục II của Thông tư 58, tiêu chuẩn để công bố áp dụng cho thép nhập khẩu dụng thực hiện như sau:
- Sử dụng tiêu chuẩn cơ sở để công bố áp dụng, tiêu chuẩn cơ sở đó phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của Việt Nam.
- Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở đó phải có các yêu cầu kỹ thuật không được thấp hơn các yêu cầu kỹ thuật quy định tại tiêu chuẩn quốc tế.
- Chưa có tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, của nước xuất khẩu hoặc chưa có tiêu chuẩn quốc tế thì phải đáp ứng các yêu cầu ghi tại mục 3 phần này.
(Quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 58)
2. Đối với các loại thép phân loại theo mã HS quy định tại Phụ lục III của Thông tư 58: sử dụng tiêu chuẩn quốc gia tương ứng của Việt Nam hoặc của nước xuất khẩu để công bố.
3. Tiêu chuẩn công bố phải bao gồm các chỉ tiêu cơ bản của sản phẩm thép như sau:
a) Chỉ tiêu kích thước, ngoại quan và cơ lý:
- Kích thước hình học: đường kính/chiều dày, chiều rộng; chiều dài;
- Ngoại quan: bề mặt, mép cán;
- Chỉ tiêu cơ lý:
+ Giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; hoặc
+ Bao gồm giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; độ giãn dài tương đối; giới hạn độ bền uốn; hoặc
+ Gồm giới hạn chảy; giới hạn bền kéo; giới hạn độ cứng; giới hạn độ bền uốn. - Đối với sản phẩm có phủ/mạ/tráng: công bố bổ sung độ dày của lớp phủ/mạ/tráng và độ bám dính.
b) Hóa học:
- Tất cả các sản phẩm thép phải thực hiện công bố hàm lượng của 05 nguyên tố hóa học C, Si, Mn, P, S;
- Đối với sản phẩm thép không gỉ (rỉ) phải công bố bổ sung thêm hàm lượng của 02 nguyên tố hóa học Cr, Ni;
Quy trình thủ tục nhập khẩu sắt thép
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng dịch vụ vận tải uy tín, có kèm cả lo thủ tục nhập khẩu để bạn đỡ các thủ tục.
Kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu
Trước đây, thủ tục kiểm tra chất lượng (sau đây viết tắt là KTCL) các mặt hàng thép nhập khẩu được thực hiện thống nhất theo Thông tư 58, trong đó gồm 02 bước chính:
- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp về chất lượng của thép do tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định thực hiện.
- Bước 2: Kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với thép nhập khẩu.
Trình tự tiến hành kiểm tra chất lượng:
– Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Chi cục TCĐLCL). Trong vòng 01 ngày làm việc, bạn nhận lại bản đăng ký KTCL có xác nhận đã đăng ký của Chi cục TCĐLCL và nộp cho cơ quan Hải quan để thông quan hàng hóa.
– Bước 2: Nộp kết quả tự đánh giá theo quy định cho cơ quan kiểm tra (Chi cục TCĐLCL) trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa.
Thông quan – hoàn tất thủ tục nhập khẩu thép
Sau khi hoàn thành các công việc: Công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy và đăng ký KTCL nhà nước (chưa cần có kết quả KTCL), là bạn đã hoàn toàn đủ điều kiện để tiến hành làm thủ tục hải quan cho lô hàng của mình rồi nhé.
Bộ hồ sơ nộp cho cơ quan Hải quan bao gồm:
- Bản gốc giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” có xác nhận đăng ký của Chi cục TCĐLCL.
- Bản sao Công bố hợp quy sản phẩm thép nhập khẩu.
- Các chứng từ khác có liên quan theo quy định: Tờ khai hải quan nhập khẩu, Hợp đồng (Sales contract), Hóa đơn thương mại (Commercial invoice), Danh sách hàng hóa (Packing list), Vận đơn (Bill of Lading), Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin).
Trên đây là những thủ tục bạn cần lưu ý về thủ tục nhập khẩu sắt thép. Để lại comment nếu bạn cần Airport Cargo giúp đỡ gì nhé, chúng tôi chắc chắn sẽ giúp được bạn.