Kể cả những người không làm về logistic nhưng khi nghe qua vận đơn chắc cũng hiểu về nó. Vận đơn vốn dĩ không phải một khái niệm xa lạ. Đặc biệt đối với những người làm dịch vụ xuất nhập khẩu hoặc vận tải. Tuy vậy, nhưng đây lại là một loại giấy hết sức quan trọng và cần thiết. Vì thế, hôm nay, Airport Cargo sẽ giúp các bạn tìm hiểu về vận đơn một cách sâu xa hơn. Cũng như cách sử dụng, phân loại và chi tiết nhiều người chưa biết tới.
Vận đơn có nghĩa là gì?
Vận đơn hay còn được gọi là vận tải đơn chính là một loại hợp đồng vận chuyển, một loại chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, chủ xe, chủ đại lý, giám đốc công ty vận chuyển…vv.) cấp cho khách hàng (người gửi) nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển. Vận đơn thường có ba chức năng và ý nghĩa cơ bản như sau:
– Trước hết, nó đóng vai trò như 1 biên lai, là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại và tình trạng như ghi trên vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng.
– Thứ 2, vận đơn cũng có ý nghĩa là bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt và nhận hàng. Nói đơn giản thì đây là chứng từ thể hiện sự sở hữu hàng hóa. Do có tính chất sở hữu nên vận đơn là một chứng từ lưu thông được. Người ta có thể mua bán hàng hóa ghi trên vận đơn bằng cách chuyển nhượng vận đơn tìm hiểu về vận đơn.
– Cuối cùng, vận đơn cũng chính là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Mặc dù bản thân vận đơn không phải là một hợp đồng vì nó chỉ có chữ ký của một bên, nhưng vận đơn có giá trị như một hợp đồng vận chuyển điều chỉnh mối quan hệ pháp luật giữa người vận chuyển và người nhận hàng hoặc người nắm giữ vận đơn.
Tác dụng của vận đơn trong tìm hiểu về vận đơn
+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,
+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng, tìm hiểu về vận đơn
+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,
+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
Nội dung của vận đơn:
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung cũng khác nhau. Những điểm cần phải chú ý trong vận đơn:
- Số vận đơn (Number of Bill of Lading).
- Người gửi hàng (Shipper).
- Người nhận hàng (Consignee).
- Địa chỉ thông báo (Notify address).
- Cảng xếp hàng (Port of Lading/POL).
- Cảng dỡ hàng (Port of Discharge/POD).
- Cảng chuyển tải (Port of Transit). Tìm hiểu về vận đơn
- Nơi giao hàng (Place of Delivery).
- Tên hàng (Name of Goods).
- Ký mã hiệu (Marks and numbers).
- Cách đóng gói và mô tả hàng hóa (Kind of packages and descriptions of goods).
- Số kiện (Number of packages).
- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (Total weight or measurement).
- Cước phí và chi phí (Freight and charges).
- Số bản vận đơn gốc (Number of original bill of lading).
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (Place and date of issue). tìm hiểu về vận đơn
- Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signal).
Phân loại vận đơn để tìm hiểu về vận đơn
Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn
+ Theo vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)
+ Vận đơn theo lệnh (to Order Bill of Lading)
a) Trường hợp thứ nhất, vận đơn được lập theo lệnh người gửi
b) Trường hợp thứ hai, vận đơn được lập theo lệnh người nhận
c) Trường hợp thứ ba, vận đơn được lập theo lệnh người thứ ba (người thứ ba thường là ngân hàng)
+ Vận đơn xuất trình (to Bearer Bill of Lading)
Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn
+Theo ận đơn hoàn hảo (Clean Billof Lading)
+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)
Căn cứ vào cách chuyên chở người ta chia ra:
+ Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading) tìm hiểu về vận đơn
+ Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)
Nếu so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:
+ Theo vận đơn đã xếp hàng (Shipped on Board B/L)
+ Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment B/L)
Ngoài những vận đơn như đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
+ Và vận đơn đến chậm (Stale B/L)
+ Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Party B/L)
Vận đơn sử dụng trong vận tải đa phương thức tìm hiểu về vận đơn
Vận đơn của người giao nhận (House Bill of Lading – HBL) …
Cơ sở pháp lý của vận đơn khi tìm hiểu vận đơn
Đây là qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận đơn đường biển.
Hy vọng bạn đã tìm hiểu về vận đơn một cách kỹ càng nhất sau khi tham khảo bài này của Airport Cargo. Chúng tôi mong rầng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình làm việc và vận chuyển hàng hóa.