Để nói về vận đơn đường biển thì có rất nhiều loại cần kể đến. Tuy nhiên có hai loại đơn cực kỳ quan trọng trong bill of lading (vận tải đường biển). Hai loại này có lẽ ai làm logistic cũng biết hoặc ít nhất từng nghe. Đó là master bill và house bill. Tuy nhiên, để thực sự phân loại chúng thì không phải ai cũng phân loại được. Vì vậy, Airport Cargo bây giờ sẽ giúp các bạn phân biệt house bill và master bill. Đây sẽ là những thông tin phân biệt hữu ích nhất mà các bạn cần phải ghi nhớ.
Master Bill (MBL) là gì
Master bill là những loại vận đơn chủ do người sở hữu phương tiện vận chuyển (hãng tàu, hãng máy bay) cấp cho người đứng tên trên bill với tư cách là chủ hàng (Shipper). Hình thức nhận diện Master Bill (MBL) là trên vận đơn có thông tin hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu. house bill và master bill
House Bill (HBL) là gì
House Bill là những loại vận đơn do forwarder phát hành cho Shipper là người xuất hàng thực tế (real shipper) và người nhận hàng thực tế (real consignee). Như vậy những loại vận đơn do hãng tàu phát hành như Bill Gốc (Original Bill), Telex Release (Surrendered bill) hay Express release (Seaway bill) thì Forwarder vẫn có quyền phát hành những bill này. Tuy nhiên về pháp luật sẽ có quyền và trách nhiệm khác nhau.
Phân biệt Master bill và house bill
Mối quan hệ được điều chỉnh
MBL điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở thực tế và người gửi hàng (có thể là người gom hàng) trong khi HBL được điều chỉnh mối quan hệ người gửi hàng (chủ hàng) và người gom hàng (forwarder).
Chức năng thanh toán master bill và house bill
Sau khi nhận được MBL, người gom hàng (forwarder) sẽ gửi nó cho đại diện của mình để nhận hàng, do đó nó không dùng để thanh toán. Còn HBL được gửi từ người gửi hàng đến người nhận hàng, quá trình này cũng chính là quá trình chuyển quyền sở hữu với lô hàng mà đi kèm với nó là thanh toán. HBL sẽ có tên trong bộ chứng từ thanh toán.
Thời điểm cấp HBL và MBL
HBL được cấp khi người gom hàng nhận hàng để chở còn MBL khi hàng được xếp lên tàu. (Trên thực tế, thường khi Hãng tàu/Người gom hàng cấp MBL cho forwarder, lúc đó forwarder sẽ dựa trên MBL để cấp HBL cho chủ hàng)
Tác động nguồn luật
MBL thường là vận đơn đường biển nên nó chịu tác động của quy tắc Hague, Hamburg,… còn HBL thì không.
Khác biệt về hình thức
– MBL có 1 dấu và chữ kí, HBL có thể có 2 (1 của người gom hàng và 1 có thể của người chuyên chở xác nhận việc đã xếp hàng lên tàu)
– MBL ghi cảng đi đến, HBL ghi nơi giao nhận
– Trên mặt MBL ghi tên, logo hãng tàu còn HBL ghi tên, logo người giao nhận
Quy trình giao nhận với House bill và Master bill
Nếu một lô hàng có cả House bill và Master bill thì công ty xuất nhập khẩu chủ yếu làm việc bằng House bill vì trên House bill mới có tên người xuất khẩu, người nhập khẩu còn trên Master bill thì chỉ có tên các Forwarder.
- Người xuất khẩu giao hàng cho Forwarder;
- Forwarder giao hàng cho hãng tàu
- Hãng tàu phát hành Master bill cho Forwarder; Forwarder gửi MBL, này cho đại lý của mình ở cảng đến
- Forwarder phát hành House bill cho người xuất khẩu
- Người xuất khẩu gửi Bộ chứng từ (bao gồm HBL) cho người nhập khẩu;
- Trong khi đại lý của Forwarder ở cảng đến xuất trình MBL cho đại lý hàng tàu; Đại lý hãng tàu đồng ý giao hàng bằng cách cấp Lệnh giao hàng – D/O cho đại lý của Forwarder (còn gọi lại Master D/O); Đồng thời, người nhập khẩu xuất trình HBL cho đại lý của Forwarder
- Đại lý của Forwarder đồng ý giao hàng bằng cấp D/O cho người mua (còn gọi là House D/O)
Để hiểu rõ hơn, bạn nên tìm hiểu thêm về quy trình xuất nhập khẩu.
Quy trình phối hợp chứng từ giữa MBL & HBL thế nào?
Đầu tiên, chủ hàng thuê công ty giao nhận vận chuyển đóng hàng xuất khẩu. Công ty giao nhận này thuê lại hãng tàu vận chuyển lô hàng đó.
Như vậy, sau khi hàng lên tàu, hãng tàu sẽ cấp cho forwarder MBL. Dựa vào đó, Forwarder sẽ cấp HBL cho chủ hàng.
Có thể nói HBL là vận đơn “đối ứng” của MBL, nối trách nhiệm vận chuyển giữa hãng tàu đến forwarder.
Tại cảng dỡ, forwarder sẽ nộp phí và làm thủ tục lấy Lệnh giao hàng (D/O – Delivery Order) từ hãng tàu. Sau đó, người nhập khẩu sẽ nộp phí làm thủ tục lấy D/O từ forwarder kia.
Bạn thấy những thông tin về house bill và master bill trên có thể giúp bạn trong quá trình làm việc chứ? Nếu có thì chia sẻ để AirPort Cargo cùng biết với nhé. Chúc các bạn thành công.