Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Đối tượng đăng ký chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan.
+ Bước 2: Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ..
+ Bước 3: Cơ quan Hải quan cấp 01 Sổ hải quan giám sát phương tiện (theo mẫu Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư số 47/2015/TT-BTC) và 01 Giấy chứng nhận điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa thuộc diện giám sát hải quan (theo mẫu Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư số 47/2015/TT-BTC) cho doanh nghiệp.
– Cách thức thực hiện: Tại trụ sở Cục Hải quan tỉnh biên giới nơi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc sẽ nhập cảnh, xuất cảnh.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đăng ký doanh nghiệp vận tải hàng hóa thuộc diện giám sát của Hải quan trên lãnh thổ Việt Nam: nộp 02 bản chính theo mẫu Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư số 47/2015/TT-BTC;
b) Văn bản đăng ký phương tiện vận tải hàng hóa thuộc diện giám sát của Hải quan trên lãnh thổ Việt Nam: nộp 02 bản chính theo mẫu Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư số 47/2015/TT-BTC;
c) Văn bản đăng ký lái xe điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa thuộc diện giám sát của Hải quan trên lãnh thổ Việt Nam: nộp 02 bản chính theo mẫu Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư số 47/2015/TT-BTC;
d) Hợp đồng Đại lý giám sát hải quan: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
đ) Giấy xác nhận ký quỹ còn hiệu lực do Ngân hàng thương mại phát hành: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
e) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế cấp cho phương tiện vận tải đường bộ vận chuyển hàng hóa hoạt động trên các tuyến vào sâu lãnh thổ hai nước: nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
g) Các chứng từ khác, bao gồm:
g.1) Đối với doanh nghiệp Trung Quốc:
g.1.1) Giấy đăng ký kinh doanh của công ty;
g.1.2) Giấy đăng ký kinh doanh vận tải hàng hóa bằng phương tiện container;
g.1.3) Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương của người đại diện, chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp.
g.2) Đối với phương tiện vận tải đường bộ của doanh nghiệp Trung Quốc:
g.2.1) Giấy đăng ký phương tiện;
g.2.2) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
g.2.3) Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba do doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam phát hành;
g.2.4) 02 ảnh chụp trực diện phương tiện đầu kéo nghiêng 45 độ (kích thước 10cm x 15cm), thấy rõ biển số xe và sườn xe. 02 ảnh chụp trực diện rơ moóc (kích thước 10cm x 15cm), thấy rõ biển số.
g.3) Đối với lái xe cho phương tiện vận tải đường bộ của doanh nghiệp Trung Quốc:
g.3.1) Hợp đồng lao động;
g.3.2) Giấy phép lái xe;
g.3.3) Hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương của lái xe;
g.3.4) 02 ảnh 3×4 của lái xe.
Các chứng từ nêu tại điểm g, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 47/2015/TT-BTC phải được công chứng, dịch sang tiếng Việt nộp 01 bản và xuất trình bản chính để đối chiếu.
Các chứng từ nêu tại khoản 2, Điều 6 Thông tư số 47/2015/TT-BTC do cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc cấp, chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch, công chứng sang tiếng Việt theo quy định.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.
– Đối tượng thực hiện: doanh nghiệp Trung Quốc thông qua doanh nghiệp Việt Nam là Đại lý giám sát hải quan
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hải quan tỉnh biên giới nơi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc sẽ nhập cảnh, xuất cảnh
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: cấp Sổ hải quan giám sát phương tiện và Giấy chứng nhận điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa thuộc diện giám sát hải quan
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Sổ hải quan giám sát phương tiện (theo mẫu Phụ lục 4 ban hành kèm Thông tư 47/2015/TT-BTC)
+ Giấy chứng nhận điều khiển phương tiện vận tải hàng hóa thuộc diện giám sát hải quan (theo mẫu Phụ lục 5 ban hành kèm Thông tư 47/2015/TT-BTC)
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Đại lý giám sát hải quan là doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được các điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp giấy phép vận tải đường bộ quốc tế để vận chuyển hàng hóa trên các tuyến vận tải hàng hóa theo quy định tại Hiệp định vận tải Việt – Trung;
+ Doanh nghiệp kinh doanh địa điểm nơi phương tiện vận tải đường bộ Trung Quốc thực hiện việc giao, nhận hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam và có tổ chức Hải quan hoạt động;
+ Doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan;
+ Doanh nghiệp được xác nhận Đại lý giám sát hải quan theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Đại lý giám sát hải quan là đầu mối và chịu trách nhiệm đối với hoạt động vận tải đường bộ về phương tiện vận tải đường bộ và hàng hóa chuyên chở của doanh nghiệp Trung Quốc khi lưu thông và vận chuyển hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
+ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
+ Quyết định số 74/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện quy định Đại lý giám sát hải quan thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
+ Thông tư số 47/2015/TT-BTC ngày 10 tháng 04 năm 2015 của Bộ Tài chính Quy định về việc thí điểm thực hiện quy định Đại lý giám sát hải quan thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa (Điều 6).
Nếu còn gì thắc mắc hoặc có nhu cầu khai thuê dịch vụ hải quan hãy liên hệ chúng tôi sẽ phản hồi thông tin sớm nhất.