Với nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nền văn hóa đồ sộ và lâu đời, Thụy Điển lôi cuốn khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Nếu bạn đang có ý định ghé thăm đất nước này đặc biệt đối với người lần đầu đi ra nước ngoài thì việc làm thủ tục tại các sân bay quốc tế chắc chắn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Để có một chuyến tour du lịch Châu Âu tham quan đất nước Thụy Điển trở nên hoàn hảo bạn tham khảo một số lưu ý về các thủ tục tại sân bay Thụy Điển sau đây.
1. Chuẩn bị những giấy tờ gì khi làm thủ tục tại sân bay Thụy Điển?
Giống như nhiều nước khách khi xuống may bay tại sân bay Thụy Điển, khách du lịch muốn lưu trú tại Thủy Điển phải làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay. Để tránh gặp những trục trặc khi làm thủ tục tại sân bay Thụy Điển du khách đi du lịch Thụy Điển nên chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu
- Visa
- Chứng minh thư nhân dân
- Tờ khai hải quan
- Vé máy bay
Bạn cần chuẩn bị kỹ những giấy tờ cần thiết này ngay từ khi ở nhà, tránh trường hợp bạn gặp trục trặc do thiếu giấy tờ, hoặc mất quá nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục tại sân bay Thụy Điển.
2. Chuẩn bị hành lý mang theo
Có 2 loại hành lý mang theo khi lên máy bay đó là hành lý xách tay và hành lý ký gửi.
Hành lý xách tay: Hành lý xách tay (hand/cabin luggage) là hành lý mà bạn mang theo bên mình khi lên máy bay, bạn sẽ để đồ này lên giá phía trên chỗ ghế ngồi hoặc dưới gầm ghế hoặc giữ bên mình. Hành lý dạng này thường có giới hạn về kích thước, cân nặng, số lượng túi được mang theo. Tùy theo quy định của từng Hãng hàng không sẽ khác nhau về khối lượng và kích cỡ hành lý xách tay mang theo. Tất cả những hành lý như những vật dụng dao kéo theo quy định sẽ không được mang lên máy bay.
Hành lý ký gửi(checked luggage): Những hành lý này thường là đồ nặng và cồng kềnh bạn sẽ phải làm thủ tục ký gửi hành lý. Gói hành lý này vẫn đi cùng chuyến bay với bạn nhưng được để ở khoang hành lý riêng, bạn chỉ có thể lấy đồ khi đến nơi. Tùy theo loại vé máy bay, hãng hàng không mà số lượng đồ gửi (tính theo kiện/bao/gói) hay cân nặng được quy định khác nhau, nếu bạn gửi quá mức qui định thì phải đóng thêm tiền. Các hãng đều qui định danh mục các mặt hàng không được phép mang theo, bạn phải tuân thủ quy định này.
Tiền mặt để đóng thuế sân bay: ở một số Sân bay sẽ thu một khoản lệ phí sân bay khi bạn đi máy bay đến những nơi đó. Do vậy Bạn nên chuẩn bị sẳn một số tiền để có thể đóng khoản phí này tại sân bay nước sở tại. Tránh trường hợp bạn đến sân bay mới đổi tiền vì tỷ giá ở đây thường thấp hơn nhiều so với việc bạn đổi trước trong nước.
3. Khu vực sân bay
Đối với tất cả các sân bay ở Thụy Điển đều giống như những sân bay quốc tế khác được chia làm 2 khu tách biệt:
- Khu đến (arrival): Nơi mà hành khách từ nơi khác bay đến sẽ đi ra ở khu vực này.
- Khu đi (departure): Nơi mà hành khách làm thủ tục để đi máy bay đến nơi khác.
Trong mỗi khu có thể chia làm hai: Nội địa (dành cho các chuyến bay nội địa) và quốc tế (dành cho các chuyến bay quốc tế). Bạn nên lưu ý các biển báo ở sân bay đều ghi rất rõ 2 khu vực này bằng 2 thứ tiếng: tiếng anh, tiếng địa phương. Sân bay luôn có các trạm thông tin (information point) để giúp đỡ hành khách. Các sân bay lớn thậm chí còn cho in sơ đồ sân bay.
Các bảng điện tử nằm rải rác trong sân bay thông báo các chuyến bay đến và đi, bạn xem thông tin ở đây và để ý loa thông báo. Cần chú ý để không nhầm giữa thông tin đi (departure) và đến (arrival), các chuyến bay của terminal nào.
Thông tin về chuyến bay đi gồm có: Tên chuyến bay, điểm đi/đến, ngày giờ đi/đến, tình trạng (chưa có thông tin, bắt đầu check-in, bắt đầu vào phòng đợi, chuẩn bị cất cánh …).
Thông tin về chuyến bay đến gồm có: Tên chuyến bay, điểm đi/đến, ngày giờ đi/đến, tình trạng (chưa có thông tin, sắp đến, đã đến …).
4. Thủ tục checkin lên máy bay
Bạn cung cấp các giấy tờ cần thiết để nhân viên làm thủ tục checkin.
5. Làm thủ tục xuất cảnh
Tùy theo sân bay, bước kiểm tra an ninh có thể diễn ra trước hoặc sau bước làm thủ tục xuất cảnh. Tại đây, bạn đưa ra hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan xem xét và có thể đóng dấu vào hộ chiếu của bạn hay gỡ bỏ visa/giấy tờ liên quan khỏi hộ chiếu của bạn nếu đã hết giá trị.
6. Kiểm tra an ninh
Hành lý xách tay của bạn sẽ được đưa qua máy quét, và bạn sẽ đi qua một cổng từ, chìa khóa hay các đồ kim loại bạn nên cho ra khay để qua đường máy quét, tránh làm mất thời gian của cả hai bên một cách không cần thiết
7. Vào phòng đợi
Sau khi xong các bước trên là bạn đã vào khu vực quốc tế, tại đây có các quầy hàng lưu niệm, đồ ăn… bạn có thể đi dạo nếu còn thời gian hoặc đến thẳng phòng đợi. Các sân bay lớn thường có các khu giải trí giúp hành khách tiêu thời gian nếu phải chờ đợi lâu (như khi đi transit).
8. Lên máy bay
Khi đến giờ lên máy bay, nhân viên của hãng hàng không sẽ xuất hiện ở phòng đợi. Hành khách có vé hạng cao vào trước, tiếp đó là những người tàn tật, những người có trẻ em đi cùng, những người còn lại xếp hàng lần lượt vào hoặc nhân viên sẽ gọi theo số ghế. Bạn đưa ra Boarding Pass, nhân viên xé một phần và đưa lại cho bạn mảnh nhỏ hơn trên đó có ghi số ghế của bạn, bạn đi theo hành lang nhỏ để lên máy bay.
9. Thủ tục tại sân bay đến
Có thể có nhiều quầy làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Thụy Điển, bạn để ý biển báo, một số quầy dành cho nhân viên ngoại giao/công vụ, một số dành cho người bản địa, số khác dành cho người nước ngoài…
Tại đây bạn trình hộ chiếu/visa, nhân viên hải quan có thể sẽ đóng dấu hoặc dán thêm một số giấy tờ liên quan, tùy theo từng nước bạn có thể phải điền vào một vài mẫu đơn qui định trước (Việt Nam) hoặc phải trả lời một số câu hỏi liên quan đến việc nhập cảnh mặc dù giấy tờ của bạn hợp lệ (ví dụ ở các nước phát triển, họ sợ người từ các nước nghèo sang rồi ở lại bất hợp pháp).
Nếu bạn đi transit tuyến nội địa, bạn sẽ được hướng ra cổng tương ứng. Ngược lại, bạn sẽ đi thẳng ra khu lấy hành lý.
10. Lấy hành lý ký gửi
Hành lý bạn gửi lúc check-in được đưa ra trên các dây chuyền. Có thể có nhiều dây chuyền được đánh số hoặc ghi chỉ dẫn, bạn xem bảng điện tử/bảng thông tin để biết dây chuyền nào tương ứng với chuyến bay của bạn mà lấy đồ. Xung quanh khu vực này có các xe đẩy (trolley) để giúp bạn chở đồ.
Nếu không tìm thấy đồ của mình bạn phải thông báo ngay đến phòng khai báo mất đồ/thất lạc (Lost and Found) hoặc liên hệ với hãng hàng không của chuyến bay mà bạn vừa đi, nằm xung quanh đó và đưa ra cuống vé tương ứng với hành lý bị thất lạc. Nếu bạn đi ra khỏi khu vực này mà chưa khai báo mất/thất lạc đồ thì bạn không thể vào lại mà khiếu nại được nữa. Nếu không có hành lý gửi bạn có thể đi thẳng ra luôn.
11. Đi ra ngoài
Ở các nước phát triển hoặc đề cao tính tự giác, có hai loại cửa để đi ra. Nếu bạn mang theo các mặt hàng thuộc danh mục đánh thuế bạn phải đi ra cửa tương ứng để khai báo và đóng thuế, ngược lại nếu không có các mặt hàng phải đóng thuế bạn đi ra cửa Nothing to declare.
Ra khỏi cửa khai báo thuế là bạn đã đến khu vực chung của nơi đến (Arrival), bạn có thể thuê xe hoặc ra các phương tiện giao thông công cộng để đi tiếp.Nếu có người ra đón, tốt nhất là bạn nên hẹn và đứng đợi ngay khi ra khỏi cửa khai báo thuế.
12. Transit
Nếu đã có Boarding Pass cho chặng tiếp theo, bạn có thể đi thẳng đến phòng đợi ghi trên thẻ (nếu có) hoặc xem trên bảng điện tử.
Nếu chưa có Boarding Pass, bạn có thể tìm đến các điểm có biển Transfer Desk để hỏi và làm thủ tục check-in cho chặng tiếp theo.
Trong trường hợp hành lý gửi của bạn không được đưa thẳng đến điểm cuối, bạn phải ra lấy đồ và làm lại các thủ tục như ban đầu.
Nếu mọi chuyện tốt đẹp, bạn đang lặp lại các bước, và hiện đang ở bước “Vào phòng đợi”.
Nhớ chỉnh lại đồng hồ theo giờ địa phương.
Nếu còn nhiều thời gian bạn có thể đi dạo trong khu vực này, một số sân bay có các dịch vụ giúp khách giải trí ví dụ như sân bay Singapore có các tour vào thành phố miễn phí, các show game…