Bill là một loại giấy tờ chắc không còn quá xa lạ đối với những người làm vận tải. Tuy nhiên, trên thực tếm có rất nhiều những loại bill khác nhau. Mà đối với ai mới làm logistic thì thật không dễ dàng để phân biệt hay ghi nhớ hết. Vì thế, trong bài viết này, Airport Cargo sẽ tổng hợp các loại bill trong vận tải. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn rất nhiều kiến thức nên nhớ nhé.
Các loại bill trong vận tải Surrender Bill of Lading
Trong vận tải đường biển, Surrender Bill of Lading được sử dụng trong trường hợp giao hàng không cần xuất trình B/L gốc tại cảng đến. Thông thường, hàng hóa sẽ được giao khi chủ hàng xuất trình một B/L gốc (ký hậu, nếu có) và thanh toán các chi phí liên quan cho hãng tàu tại điểm đến (như D/O, Local charges khác).
Ưu điểm:
Chỉ cần người xuất khẩu phát điện giao hàng thì bên nhập khẩu có thể giải phóng hàng ra được, người xuất khẩu không cần phải gửi bill gốc về cho người nhập khẩu nữa.
Với hình thức này thì rất nhanh gọn, thuận tiện.
Nhược điểm:
Sử dụng bill surendered thì người xuất khẩu cần phải mất thêm chi phí telex release thường thì từ $25-$30/ Bill
Đối với người nhập khẩu thì khi sử dụng loại bill này thường là phải áp dụng đối với những đối tác đã quen thuộc vì có thể gây rủi ro khi đã thanh toán tiền hàng nhưng vấn không nhận được điện giao hàng. các loại bill trong vận tải
Seaway bill trong các loại bill
Seaway bill (SWB) gần giống như là một loại vận đơn nhằm đáp ứng tính nhanh gọn lẹ trong việc giải phóng hàng cho consignee, Sea waybill là phương thức giải phóng hàng thông qua hệ thống mạng nội bộ website của hãng tàu hoặc forwarder. Vì không phải là một vận đơn nên Sea wayBill được gọi là giấy gởi hàng đường biển. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao lại dùng Seaway bill và những chức năng cơ bản có khác gì so với vận đơn thông thường hay không. các loại bill trong vận tải
Hiểu nôm na là thế này: Seaway bill tương tự như telex release nhưng seaway bill được làm thông qua hệ thống website, hệ thống kết nối internet thay vì phải “gọi điện” như telex release cho đại lý đầu nhận hàng. Có thể nói seaway bill là sản phẩm của thời đại công nghệ thông tin phát triển, khi mà tất cả các đại lý hãng tàu có một hệ thống liên lạc nội bộ hiện đại.
BILL (Bill of lading ) là gì?
Trong ngành nghề Xuất Nhập Khẩu hầu như ai cũng phải biết và thường xuyên nhắc đến từ Bill vì nó là một chứng từ rất quan trọng thể hiện linh hồn của lô hàng. các loại bill trong vận tải
Có rất nhiều loại Bill of lading.
Bill gốc (original Bill) :
là Bill cho hãng tàu hoặc forwader phát hành. Trên Bill Phải là bản có chữ ký bằng tay (manually signed), đây cũng là điều quan trọng nhất để phân biệt đó là vận đơn gốc hay không, mọi vận đơn có đóng đấu hay có chữ Original mà không có chữ ký bằng tay lên trên vận đơn đều không được coi là vận đơn gốc.
Ưu điểm: nói tới Bill gốc thì ai cũng sẽ thấy được sự chắc chắn và đảm bảo của loại Bill này. các loại bill trong vận tải
Khi người nhập khẩu lựa chọn bill gốc thì họ muốn sẽ đảm bảo chắc chắn, nhận được Bill gốc thì mới chuyển tiền thanh toán còn lại cho người xuất khẩu.Vì vậy, với loại bill này cho thấy sự chắc chắn trong việc mua hàng, đặc biệt đối với đối tác mới ở nước ngoài.
Nhược điểm: Người ta thường nói “chậm mà chắc” nhưng trong trường hợp này thì lại ngược lại “chắc nhưng lại có thể chậm” .Khi sử dụng bill gốc thì người xuất khẩu cần gửi chứng từ Bill gốc về cho nhà nhập khẩu. Trong một vài trường hợp thì tàu cập cảng nhưng nhà nhập khẩu lại chưa nhận được bill gốc, gây mất thời gian chờ đợi, ảnh hưởng tới thời gian lấy hàng.
Bill copy: các loại bill trong vận tải
Nhăc tới Bill gốc thì sẽ có thêm một loại Bill copy nhưng đơn giản bill copy là các bản in, bản đánh máy, bản photo,… mà không được ký bằng tay thì đều được coi là bản copy. Thông thường sẽ được dấu chữ “copy”, trên một số vận đơn được in thêm dòng chữ “Non- negotiable”.
Phân biệt Bill gốc và Bill copy ?
Dựa vào những thông tin trên thì chắc bạn cũng hình dung ra được thế nào là bill gốc và thế nào là Bill copy rồi chứ?
Tuy nhiên cần lưu ý rằng những Bill được đóng dấu chữ original nhưng nếu không có chữ kí bằng tay thì cũng không phải là Bill gốc. Nhưng Một bản photocopy, bản sao, bảnh in, bản đánh máy có thể trở thành bản gốc bất cứ lúc nào nếu nó được người có thẩm quyền ký bằng tay lên đó, còn dấu “Original” thì ai đóng lên đó chẳng được. Nên bạn cũng cần lưu ý để tránh những trường hợp sai sót nhé.
Trên đây là chi tiết các loại bill trong vận tải mà chúng tôi đã liệt kê. Airport Cargo rất vui được giúp đỡ các bạn. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn cũng nên tìm hiểu thêm về các kiến thức xuất nhập khẩu để công việc dễ dàng hơn.