Như đã giới thiệu ở bài viết trước, hun trùng là một biện pháp thường được sử dụng xịt hóa chất xử lý các loại côn trùng có thể có để khử trùng hàng để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hàng hóa. Vậy có những trường hợp phát sinh khi làm chứng nhận hun trùng hàng hoá? Cùng tìm hiểu nhé!
1.Trường hợp phát sinh khi làm chứng nhận hun trùng 1: Không hun trùng hàng hóa
Năm 2009 có trường hợp một container 40 feet hàng gốm sứ xuất đi châu Âu nhưng không hun trùng các pallet gỗ do nhà xuất khẩu không nắm được thông tin này hay bỏ sót chi tiết hun trùng bao bì. Sau khi hàng đến thì hải quan nước sở tại phát hiện và mức phạt nghe đâu lên đến khoảng 20.000 euro với yêu cầu phải xuất trả về lại Việt Nam hoặc tiêu hủy tại chỗ.
2. Trường hợp phát sinh khi làm chứng nhận hun trùng 2: Quên hun trùng hàng hóa.
Điều tưởng như không thể có này thường xảy ra khi thời hạn giao container cho hãng tàu (closing time) gần hết. Người làm thủ tục xuất nhập khẩu lúc này chỉ còn lo chú ý đến việc làm sao để container có thể được nhận và xếp kịp lên tàu mà quên việc hun trùng hàng hóa. Khoảng đầu năm 2010 một công ty xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã kịp thời phát hiện sai sót này cho lô hàng của họ xuất đi châu Âu. May mắn là hàng hóa còn nằm ở cảng Singapore. Công ty Việt Nam phải nhờ chi nhánh của hãng tàu ở Singapore giúp xử lý hun trùng container này với chi phí phát sinh gần 600 đô la Mỹ cho container 20 feet.
3. Hun trùng không đạt yêu cầu
Mặc dù nhà xuất khẩu đã nhờ dịch vụ hun trùng (thường là loại hóa chất được yêu cầu và thời gian hun trùng là 12 tiếng trước khi container được xếp lên tàu tại cảng TPHCM), nhưng có trường hợp hải quan Úc vẫn yêu cầu phải hun trùng lại lô hàng này do chất lượng hun trùng không đảm bảo. Thông tin bên lề cho hay mức phí đó phát sinh khoảng 1.000 đô la Úc/container 20 feet.
Cũng phải nói thêm rằng quy định của hải quan Úc rất nghiêm ngặt trong việc này. Đối với những hàng hóa nhập khẩu vào Úc mà có đóng gói bao bì thì ngoài Chứng thư hun trùng (Fumigation Certificate) theo quy định nhà xuất khẩu còn phải làm Bảng kê khai thành phần nguyên liệu bao bì (Packing Declaration). Bảng kê này sẽ phải gửi sớm cho nhà nhập khẩu ở Úc sau ngày tàu khởi hành ở TPHCM.
4. trường hợp phát sinh khi làm chứng nhận hun trùng: Chứng thư hun trùng không được chấp nhận
Có trường hợp hải quan Úc không chấp nhận chứng thư hun trùng của một số ít các nhà cung cấp dịch vụ hun trùng Việt Nam do chất lượng dịch vụ của các công ty này có vấn đề. Để tránh tình trạng này, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần tham khảo ý kiến của các công ty giao nhận vận tải, các nhà môi giới vận tải vì họ có các đại lý ở Úc để kiểm tra và xác thực thông tin.
Điều đáng quan tâm là những sự vụ trên cứ thỉnh thoảng lại phát sinh, gây không ít tranh cãi giữa nhà xuất khẩu và công ty dịch vụ giao nhận vận tải.
Có thể thấy với mức chi phí hun trùng tương đối cạnh tranh (khoảng 300.000 đồng/container 20 feet bao gồm cả thuế VAT), dịch vụ nhanh chóng, chất lượng đảm bảo cũng như tính chuyên nghiệp của các công ty dịch vụ giao nhận vận tải, thì việc hun trùng hàng hóa xuất khẩu chỉ là “chuyện nhỏ”.
Thiết nghĩ các nhà xuất khẩu Việt Nam nếu không tận dụng việc thuê ngoài đối với công việc logistics, thì cần chuẩn hóa quy trình làm thủ tục xuất nhập khẩu cho công ty mình và các biện pháp kiểm tra giám sát nhằm tránh cho “chuyện nhỏ” có thể phát sinh trường hợp phát sinh khi làm chứng nhận hun trùng phức tạp. Nếu còn thắc mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Airportcargo nhé!