Đăng kiểm xe là một việc làm cần thiết và bắt buộc đối với tất cả các loại xe ô tô khi tham gia giao thông. Trên thực tế, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu đăng kiểm là gì và đăng kiểm xe có tác dụng gì?
Đăng kiểm là gì?
Đăng kiểm xe là một hình thức do cơ quan chuyên ngành kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không. Hiện nay, mỗi tỉnh thành phố đều có 1 hoặc nhiều trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Công việc đăng kiểm sẽ gồm việc kiểm tra toàn bộ máy móc trong và ngoài của xe xem có đạt tiêu chuẩn như có chỗ nào chưa tốt, chưa ổn cần sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.
Việc đăng kiểm cũng không quá gắt gao, nếu trong quá trình đăng kiểm xe bạn đạt yêu cầu, bạn sẽ được cấp giấy phép chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc gia hạn cho phép xe ô tô được lưu thông trên đường. Trong trường hợp xe chưa đạt yêu cầu, chủ xe cần sửa chữa đến khi đạt mới được cấp giấy chứng nhận. Thông thường, mỗi loại xe với mức tải trọng khác nhau sẽ có một định kì kiểm định.
Sau khi đăng kiểm ô tô và kiểm tra xe xong, nếu phát hiện có trục trặc nào bạn cần tới trung tâm sửa chữa để khắc phục ngay. Nếu mọi thứ vẫn ổn, bạn cũng đừng chủ quan vì nhân tố hư hỏng tìm ẩn khác mà bộ kiểm tra vẫn chưa phát hiện được. Do đó, bạn cần đưa xe tới gara uy tín để kiểm tra lại.
Đăng kiểm có tác dụng gì?
Có thể nói, mục đích quan trọng nhất của việc đăng kiểm đó là kiểm tra mức độ và ngưỡng an toàn của phương tiện vận tải. Điều này cũng nhằm giúp giảm tránh gây rủi ro trong quá trình lưu thông trên đường trường cho tất cả mọi người. Đó cũng là trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn đối với bản thân cũng như cho những người xung quanh bạn.
Đăng kiểm xe ô tô là việc làm cần thiết và bắt buộc. Đừng sợ tốn chút ít phí hay mất thời gian mà bỏ qua việc đăng kiểm xe này để rồi có thể gây nguy hại cho người tham gia giao thông hoặc bị xử phạt khi công an tuýt còi.
Việc đăng kiểm xe gồm những bước nào?
Dưới đây là tuần tự đăng kiểm thực tiễn tại các trung tâm đăng kiểm:
Bước 1. Kiểm tra biển số xe có được gắn chắc chắn hay chưa.
Bước 2. Lau số máy và tìm số khung.
Bước 3. Kiểm tra mức nước làm mát động cơ, nước rửa kính, dầu phanh, phanh trợ lái xem có gì bất ổn.
Bước 4. Kiểm tra 4 bánh xe có bị mòn, dính đinh, đủ áp xuất.
Bước 5. Kiểm tra hệ thống đèn trên xe có bị hư hỏng.
Bước 6. Kiểm tra cần gạt nước, phun nước có hoạt động tốt.
Bước 7. Kiểm tra bảng đồng hồ.
Bước 8. Hệ thống dây đai an toàn, chốt cửa, tay mở.
Bước 9. Phanh tay có làm việc tốt.
Bước 10. Bảo dưỡng xe.
Mức phạt đối với xe chưa đăng kiểm là bao nhiêu?
Điều 19. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy đăng ký xe, đăng ký rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc theo quy định;
b) Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số);
c) Không có Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).