Bạn muốn làm thủ tục đăng kiểm xe nâng, máy xúc, máy đào… mới nhập khẩu? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết về các bước cần thiết. Thực ra, xe nâng, máy xúc… được gọi chung là xe máy chuyên dùng, gồm những loại phổ biến sau:
- Máy & thiết bị làm đất: máy ủi, máy xúc, máy đào, máy san, máy cạp…
- Máy & thiết bị gia cố nền móng: xe lu, máy đóng cọc, máy ép nhổ cọc, máy khoan cọc nhồi…
- Máy & thiết bị sản xuất bê tông: máy nghiền đá, máy sàng đá, máy bơm bê tông…
- Máy & thiết bị nâng: xe nâng, cần trục.
Để làm thủ tục hải quan nhập khẩu, bạn phải tiến hành đăng kiểm cho những loại xe, máy này. Thuật ngữ đầy đủ là “đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường”. Vì dài và khó nhớ, nên mọi người thường gọi ngắn gọn là “đăng kiểm” cho nhanh.
Trước hết, bạn cần lưu ý, nghị định 187 cấm nhập xe nâng, máy xúc… có số khung, số máy bị dập lại, cho dù là xe cũ hay mới. Nếu cố ý hoặc vô ý nhập về sẽ không làm được đăng kiểm, và hải quan sẽ tịch thu ngay.
Theo quy định tại Điều 4 – Thông tư 41/2011/TT-BGTVT, bạn cần chuẩn bị hồ sơ về Đăng kiểm xe máy chuyên dùng như sau:
- Giấy đăng ký đăng kiểm, theo mẫu: 1 bản chính gồm 3 trang, ký đóng dấu vào chỗ người nhập khẩu, và đóng dấu giáp lai 2 trang đầu.
- Hóa đơn thương mại: 1 bản chụp
- Bản xác nhận giá trị hàng nhập khẩu: 1 bản chính (theo mẫu).
- Chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất (Certificate of Quality – C/Q)
- Tài liệu kỹ thuật
Trường hợp là xe cũ, không có C/Q hay tài liệu kỹ thuật, thì bạn nên hỏi cán bộ đăng kiểm để được làm công văn trình bày. Sau khi kiểm tra thực tế sẽ trả sau cũng được.
Vậy các bước đăng kiểm xe nâng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết : Các bước làm thủ tục đăng kiểm xe nâng nhập khẩu