Danh sách 05 hãng hàng không Việt Nam (năm 2024)
- Hãng hàng không có thể được định nghĩa như là một công ty cung cấp các dịch vụ thông thường để
vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa qua đường hàng không.
- Các công ty này đã tạo nên ngành hàng không và cũng được xem như một phân ngành của ngành hàng không và ngành du lịch.
03 mô hình kinh doanh chính của các hãng hàng không
- Có một số lượng lớn các hãng hàng không trên thế giới, mỗi hãng có những cách kinh doanh khác nhau.
- Tuy nhiên, hầu hết có thể được phân loại là thuộc một trong bốn mô hình kinh doanh chính sau:
1. Các nhà cung cấp dịch vụ đầy đủ (FSC)
- Hãng vận chuyển đầy đủ dịch vụ (FSC) là hãng hàng không hoạt động với mô hình kinh doanh cung cấp
một loạt các dịch vụ trước chuyến bay và trên máy bay với giá vé.
- Ví dụ: vé đã bao gồm hành lý ký gửi, suất ăn trên chuyến bay và nhiều hạng dịch vụ,
chẳng hạn như hạng nhất, hạng thương gia, hạng phổ thông,…
- Hoạt động của họ thường sẽ bao gồm cả dịch vụ hành khách và hàng hóa cũng như
các chương trình khách hàng thường xuyên thường được cung cấp.
- Ở nhiều nơi trên thế giới, công ty hàng không được phát triển từ hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước,
sau đó được tư nhân hóa. Họ thường cung cấp các chặng bay nội địa, quốc tế, chặng dài và chặng ngắn.
- Mọi FSC đều có chương trình khách hàng thân thiết để giữ chân những khách hàng thường xuyên nhất.
2. Các nhà cung cấp dịch vụ chi phí thấp (LCC)
- Khái niệm “hãng hàng không giá rẻ” hoặc “Low-Cost Carriers” (LCC) bắt nguồn từ
Hoa Kỳ với Southwest Airlines vào đầu những năm 1970.
- LCC được coi là một công ty hàng không được thiết kế để có lợi thế cạnh tranh về chi phí so với FSC. Để đạt được lợi thế này,
- LCC dựa vào mô hình kinh doanh đơn giản (so với FSC), một mô hình có một số hoặc tất cả các yếu tố chính sau:
-
Sử dụng các đội bay nhỏ hơn và máy bay nhỏ hơn, hoặc cung cấp các dịch vụ hạn chế hơn.
-
Mô hình kinh doanh của những hãng hàng không này có xu hướng tập trung vào việc thúc đẩy giá trị đồng tiền.
-
Đối với du khách, các chuyến bay của các hãng giá rẻ thường rẻ hơn đáng kể.
-
Tuy nhiên, họ có xu hướng không cung cấp dịch vụ phòng chờ tại sân bay hoặc
-
bữa ăn trên chuyến bay và hành lý ký gửi không được bao gồm trong giá vé.
-
Thay vào đó, khách hàng sẽ trả tiền riêng nếu có nhu cầu sử dụng.
- LCC cũng có nhiều nguồn thu khác ngoài bán vé.
- Ví dụ điển hình là hoa hồng từ các khách sạn và công ty cho thuê xe hơi,
phí thẻ tín dụng, phí hành lý (quá trọng lượng quy định), đồ ăn thức uống, không gian quảng cáo.
- Ngoài ra, khi chính quyền địa phương nhận thấy rằng hoạt động của LCC
là một động lực tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội thì
sẽ sẵn sàng cung cấp trợ giúp về mặt tài chính (ví dụ như miễn thuế, hỗ trợ tiếp thị).
3. Hãng hàng không vận tải
- Cuối cùng, các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa hay còn gọi là hãng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không,
là các hãng hàng không chỉ tập trung chủ yếu vào việc vận chuyển hàng hóa hoặc
chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không.
- Các hãng hàng không vận chuyển hàng hóa có thể được chia nhỏ hơn nữa thành hai loại:
các hãng vận chuyển hàng hóa truyền thống và các hãng vận chuyển hàng hóa tích hợp.
- Các hãng hàng không truyền thống cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa các
sân bay và người gửi hàng có thể trực tiếp đưa lô hàng của họ đến / lấy hàng từ các
hãng hàng không hoặc thông qua một người xử lý hàng hóa được chỉ định.
- Các hãng vận tải tích hợp thường cung cấp “dịch vụ tận nơi” với sự hỗ trợ từ mạng lưới
vận tải của họ qua đường hàng không, đường bộ và đường biển.
- Ví dụ: UPS Airlines và FedEx Express Vietnam Airlines Cargo – công ty con trực thuộc
- Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) Vietjet Cargo – công ty con trực thuộc hãng Vietjet Air
Các hãng hàng không Việt Nam
Vietnam Airlines
- Là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Vietnam Airlines được đánh giá 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax.
- Năm 2010, hãng chính thức gia nhập liên minh Skyteam, trở thành hãng hàng không đầu tiên ở Đông Nam Á gia nhập liên minh này.
- Sau khi gia nhập liên minh, mạng đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng lên đến hơn 1.000 điểm đến trên toàn cầu.
- Hãng hàng không Vietnam Airlines được xem là hãng hàng không truyền thống chất lượng, dịch vụ tiện ích tuy nhiên mức giá khá cao.
Vietjet Air
- Trong danh sách các hãng hàng không tại Việt Nam thì Vietjet Air chính là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam.
- Hãng chuyên vận tải hàng không cả hành khách lẫn hàng hóa công cộng thường xuyên (theo lịch trình và không theo lịch trình).
- Hãng hàng không Vietjet Air mặc dù cung cấp giá vé rất rẻ và có nhiều chương trình khuyến mãi nhưng
lại cắt giảm nhiều dịch vụ từ suất ăn miễn phí, phương tiện giải trí, hành lý miễn cước cho đến diện tích ghế ngồi.
Bamboo Airways
- Sau thời gian dài cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng giá rẻ và truyền thống, hàng không thế giới cần một bước tiến mới về chất lượng.
- Và bước tiến này chính là mô hình Hybrid từ Bamboo Airways, mô hình Hybrid được hãng này triển khai khá toàn diện từ
các dịch vụ đặt vé, hành lý, ăn uống cho đến giải trí….để bất cứ đối tượng khách hàng nào cũng tìm được
sự thoả mãn với những gói giá trị gia tăng phong phú và mức giá cạnh tranh.
- Ngoài ưu thế có nhiều máy bay mới và gói combo đa dạng hấp dẫn trong các hãng hàng không
- Việt Nam, Bamboo Airways còn có chỉ số cao nhất về đúng giờ. Tuy nhiên, Bamboo Airways lại có nhiều chặng bay chưa được khai thác.