Sự khác nhau giữa Master Bill và House Bill trong vận tải biển

Sự khác nhau giữa Master Bill và House Bill trong vận tải biển 

Trong vận tải biển, việc phân loại vận đơn giúp quản lý hàng một cách dễ dàng. Có rất nhiều cách để phân loại vận đơn đường biển, một trong số đó là căn cứ vào chủ thể phát hành vận đơn đường biển cho người gửi hàng. Vận đơn được chia làm 2 loại là Master Bill và House Bill.
Sau đây, hãy cùng Airport cargo phân loại 2 loại vận đơn này.

Cách hình dung về Master Bill và House Bill 

Nếu bạn là người xuất khẩu, có 2 cách để gửi hàng. 1 là gửi trực tiếp cho hãng tàu, 2 là thông qua công ty forwarder.
Book trực tiếp với hãng tàu: Hãng tàu sẽ phát hành Master Bill cho bạn, và thông tin trên Bill:
  • Shipper: Bạn
  • Consignee: Khách hàng của bạn hoặc Đại lý giao nhận (Trường hợp bên Nhập khẩu thuê FWD)
Book thông qua Forwarder: Khi bạn thuê Forwarder vận chuyển và làm thủ tục, thì Hãng tàu sẽ phát hành Master Bill cho Forwarder, sau đó, Forwarder sẽ phát hành House Bill cho bạn.
Thông tin trên Master Bill:
  • Shipper: Forwarder
  • Consignee: Đại lý Forwarder hoặc Khách hàng của bạn.
Thông tin trên House Bill:
  • Shipper: Bạn
  • Consignee: Khách hàng của bạn.
Khi Book thông qua Forwarder, bạn vẫn có thể yêu cầu công ty Forwarder lấy Bill Gốc do hãng tàu phát hành ghi Shipper là Bạn, người nhận consignee là Khách hàng của bạn.

Khái niệm

Master Bill là gì?
Master Bill được viết tắt là MBL hay MB/L là vận đơn chủ do hãng tàu phát hành cho người gửi hàng – shipper. Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung). Nếu vận đơn chủ do hãng hàng không phát hành thì được ký hiệu là MAWB.
Cách nhận diện: Trên vận đơn sẽ có logo hãng tàu, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu.

Sự khác biệt giữa Master Bill và House Bill trong vận tải biển

Sự khác biệt giữa Master Bill và House Bill trong vận tải biển

House Bill là gì?

House Bill được viết tắt là HBL hay HB/L, là vận đơn thứ cấp do công ty Forwarder phát hành cho Shipper (người gửi hàng thực tế) và Consignee (người nhận hàng thực tế) trong trường hợp Shipper không yêu cầu Bill gốc từ phía hãng tàu. Nếu vận đơn thứ cấp do hãng hàng không phát hành thì được ký hiệu là HAWB.
Cách nhận diện: Trên vận đơn sẽ có logo công ty Forwarder, tên công ty, số điện thoại, văn phòng của công ty Forwarder.

Sự khác biệt giữa Master Bill và House Bill trong vận tải biển

Sự khác biệt giữa Master Bill và House Bill trong vận tải biển

Ngoài cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng đường biển Airport cargo còn cung cấp các dịch vụ khác

  • Dịch vụ giao nhận hàng lẻ
  • Vận tải hàng hóa quốc tế
  • Vận chuyển nội địa
  • Chuyển phát nhanh quốc tế
  • Chuyển phát nhanh nội địa
  • Dịch vụ cho thuê kho bãi trên phạm vi cả nước
  • Dịch vụ cho thuê container
  • Dịch vụ trucking (Cho thuê xe tải, vận tải đường bộ, taxi tải, …)
  • Dịch vụ cấp giấy phép xuất nhập khẩu, hồ sơ xuất nhập khẩu (CO, CQ, CA, …)
Liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí về vận chuyển đường biển!
Tham khảo thêm tại:
Rate this post