Một số Quy trình thủ tục xuất nhập hàng tại Sân Bay (Tham khảo)
Bạn không biết quy trình thủ tục xuất nhập khẩu như thế nào?
Bạn lần đầu làm thủ tục xuất nhập hàng?
Đừng lo hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất. Cùng tìm hiểu quy trình thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá tại sân bay nhé.
Quy trình thủ tục xuất nhập hàng tại Sân Bay
Bước 1: Đăng ký vào cổng kho hàng
– Để vào cổng cần trình giấy tờ: giấy giới thiệu của công ty về việc tới làm thủ tục nhận hàng + chứng minh nhân dân, sau đó nhận thẻ vào cổng (đừng làm mất thẻ này, mất thẻ phải đền tiền)
Chú ý:
– Có thể, nhân viên an ninh sẽ yêu cầu trình thêm lệnh giao hàng hoặc giấy ủy quyền nhận hàng.
– Nếu trong giấy giới thiệu có ghi thời hạn của GTT thì được đăng ký với An ninh tới thời hạn đó và lần sau chỉ cần đọc số CMT
Bước 2: Đóng tiền thương vụ:
– Vào thương vụ đóng tiền, phải bóc số thứ tự và chờ tới lượt để đóng tiền.
– Hồ sơ đóng tiền thương vụ bao gồm : số thứ tự + giấy ủy quyền + giấy giới thiệu và CMND gốc.
– Đóng xong lên tòa nhà hải quan làm thủ tục hải quan mở tờ khai.
Lưu ý: Nên kiểm tra trước khoản tiền lưu kho và lao vụ của hàng mình để biết mà mang theo tiền cho đủ vì phí lưu kho của hàng AIR là khá cao, đặc biệt là hàng nguy hiểm. Rất nhiều trường hợp chờ tới lượt thật lâu lúc đóng tiền lại không đủ đành quay về, gặp hàng gấp nữa chứ tức không nói lên lời luôn.
Bước 3: Làm thủ tục hải quan cho lô hàng nhập.
LUỒNG VÀNG
B1. Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai
- Giấy giới thiệu
- Invoice
- Packing list
- Bill house
- Bill master (có một số trường hợp cần)
- Giấy nộp tiền thuế
(toàn bộ là sao y bản chính)
B2. Nộp hồ sơ chờ sếp phân tờ khai, sau khi sếp phân người mở và đánh số lên tờ khai thì mang tới số ô cửa đó mở.
B3. Sau khi mở tờ khai và được thông quan xong, qua bộ phận trả tờ khai để tách trả tờ khai và nộp lệ phí.
LUỒNG ĐỎ
Làm tương tự B1 và B3 của luồng vàng nhưng B2 thì chờ xếp phân người kiểm hóa rồi kiểm hóa.
Bước 4: Lấy hàng
– Ra quán photo trước cổng in mã vạch (do in ở ngoài đây rẻ hơn và thường Hải quan không in mã vạch).
– Vào thanh lí hồ sơ ở hải quan kho gồm:
- Tờ khai
- Mã vạch
- Air waybill (lưu ý lấy cái bill mà lúc mình đóng tiền có chữ ký của nhân viên thương vụ).
– Quét mã vạch thẻ để có số thứ tự lấy hàng ở phòng kho kế bên hải quan và chờ lấy hàng ở phòng chờ.
– Sau khi hàng ra thì thanh lí cổng nữa là xong, Hồ sơ gồm :Tờ khai + mã vạch+ cục hàng.
– Tại đây hải quan cổng sẽ kiểm tra xem số lượng hàng, số bill trên tờ khai với thông tin trên cục hàng có khớp không.
Lưu ý: hàng kiểm hóa mà hải quan thấy bao bì kiện hàng chưa rạch hoặc chưa tháo ra là có chuyện đó nha.
Sau khi qua hải quan giám sát cổng là xong bạn có thể đưa hàng lên xe và mang về. Tuy quy trình có vẻ rắc rối như thế nhưng nếu bạn làm qua 1 hoặc 2 lần là bạn quen thôi, đồng thời trong quá trình làm bạn có thể hỏi mấy anh giao nhận làm gần đó, mọi người sẽ chỉ bạn, mình thấy ai cũng chỉ nhiệt tình cả.
Quy trình thủ tục xuất khẩu bằng đường hàng không tại kho
TCS và SCSC
Quy trình gửi hàng xuất khẩu đi Air dành cho nhân viên XNK của Direct Shipper dùng booking của FWD (HAWB):
- Trường hợp 1, khai HQ tại kho SCSC hoặc TCS (CCHQ SB TSN):
Điều xe giao hàng vào kho TCS / SCSC —> nhờ FWD điều xe nâng đi Cân hàng —-> Truyền tờ khai HQ với số kgs bằng với phiếu cân —> Hoàn thành thủ tục hải quan —-> giao trực tiếp hoặc mail tờ khai + mã vạch cho FWD thanh lý. - Trường hợp 2, khai HQ tại HQ ngoài cửa khẩu (HQ tỉnh…): Cân hàng tại kho công ty (rất cần số kgs chính xác) —> Truyền tờ khai HQ với số kgs đã cân —> Hoàn thành thủ tục hải quan —-> Điều xe giao hàng vào kho TCS / SCSC —> nhờ FWD điều xe nâng đi Cân hàng —-> giao trực tiếp hoặc mail tờ khai + mã vạch cho FWD thanh lý (nếu bị lệch ký thì không thanh lý được.
Xử lý: Tự xử , nhờ FWD xử hoặc truyền sửa / khai bổ sung sửa số kgs bằng với số kgs trên phiếu cân). Lý do FWD luôn muốn thanh lý giúp (free/ fee): Quy trình gửi hàng xuất khẩu đi Air dành cho nhân viên XNK của Direct Shipper dùng booking của Hãng bay (MAWB): Giao hàng vào kho SCSC / TCS —> Cân và Đo kích thước hàng —> Dán talon —> Ghi tờ cân (4 liên) —> Ký tờ cân (tổ kho ký) —> Đóng tiền thương vụ (liên 3) —> Hoàn thành TTHQ —> Thanh lý tờ khai HQ XK —> Soi hàng —> ra hãng bay làm MAWB.
Quy trình làm hàng xuất đi Air dành cho nhân viên FWD:
Nhận hàng từ shipper tại kho SCSC / TCS —> điều xe nâng đi Cân hàng —> Đo kích thước hàng —> Dán talon lên từng kiện hàng —> Ghi tờ cân —> Ký tờ cân (tổ kho ký) —> Đóng tiền thương vụ —> Nhận TK và mã vạch của shipper và đi Thanh lý —> Soi hàng —> Đánh AWB.
Diễn giải: – Sau khi nhận hàng xong, điều xe nâng (hoặc xe nâng tay) kéo vào bàn cân để trọng lượng hàng (Gross Weight) là bao nhiêu?
Khi lên bàn cân, đọc số bill để kho nhập máy tiếp nhận cân hàng. Nhân viên FWD sẽ nhận lại 2 cái phiếu thông tin cân như số Mbl, Hbl , số kiện , số kgs…
- Sau khi cân hàng xong, nhìn booking xem hàng mình đi hãng bay nào thì kéo hàng về khu vực tập kết hàng của hãng bay đó. Tiến hành đo hàng (dài x rộng x cao ) đơn vị cm.
- Dán Talon lên từng kiện hàng.
- Điền đầy đủ thông tin vào “tờ cân” (Tờ khai gửi hàng – Shipper’s Letter of Instruction).
Ở kho SCSC là 4 liên, kho TCS là 3 liên.
Các liên này cùng 1 nội dung nhưng có giá trị khác nhau. - Ký tờ cân.
- Đóng tiền thương vụ, hồ sơ gồm: Tờ cân (liên màuhồng) có bấm phiếu thông tin hàng lúc cân hàng + Booking.
- Thanh lý tờ khai xuất khẩu bằng đường Air, hồ sơ gồm: Tờ khai XK + mã vạch + tờ cân (liên màu xanh có bấm phiếu thông tin hàng lúc cân hàng) Sau khi thanh lý xong sẽ nhận lại :mã vạch có đóng dấu hải quan + tờ cân liên màu xanh.
- Đưa hàng qua máy soi.
- Đánh AWB: Cầm tờ cân liên 1 đưa cho đại lý hãng bay đánh bill là xong.
Quy trình làm hàng nhập khẩu của của các hãng hàng không
Bước 1: Thông báo cho đơn vị phục vụ mặt đất (Kho hàng) về kế hoạch hạ cánh và khai thác hàng.
Bước 2: Làm thủ tục hải quan nhập cảnh cho tàu bay
Bước 3: Bàn giao hàng hóa và chứng từ cho đơn vị phục vụ mặt đất (kho hàng).
Bước 4: Thanh toán chi phí phục vụ mặt đất cho các đơn vị cung cấp dịch vụ
Quy trình của kho hàng (trực thuộc Airline) quy trình làm hàng air nhập khẩu
Thông thường các máy bay khi hạ cánh xong, lô hàng sẽ được đưa về từng kho hàng đã được chỉ định trước.Ở sân bay Quốc tế Nội bài có 3 kho hàng gồm: Kho NCTS, kho ALS (kho mới nhất, dịch vụ phát triển nhất), kho ACSV. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Quy trình làm việc cụ thể của kho hàng như thế nào?
Bước 1: Nhận kế hoạch của Airline để xếp dỡ hàng hóa từ mâm hàng (khi hàng được dở xuống sẽ được đưa lên mâm hàng và có xe kéo vào kho) xuống kho lưu trữ.
Bước 2: Phân loại hàng hóa trong kho lưu trữ.
Bước 3: nhận bộ chứng từ kèm hàng của Airlines, phát hành A/N 1 (Thông báo hàng đến) gửi đến khách hàng (Công ty Forwarder).
Bước 4: Phát hành Phiếu xuất khi cho khách hàng dựa trên giấy giới thiệu và ủy quyền nhận hàng.
Bước 5: Thu phí phục vụ hàng nhập (gồm phí local charge và THC – Terminal hanling charge, tức là phí làm hàng tại cảng nhập).
Bước 6: bàn giao hàng hóa cho khách hàng sau khi kiểm tra đối chiếu: phiếu xuất khi đã hoàn thành thủ tục Hải quan.
Bước 7: Lưu hồ sơ phục vụ việc: kiểm kê, báo cáo.
Quy trình làm hàng nhập air của forwarder
Bước 1: Gửi thông tin về lô hàng nhập khẩu cho Agent tại nước xuất khẩu để check giá
Bước 2: Báo giá tới khách hàng (người nhập khẩu)
Bước 3: Nhận bộ chứng từ của Agent (Master bill và House bill) để gửi cho khách (người nhập khẩu).
Bước 4: Căn cứ vào A/N 1 của kho hàng rồi phát hành A/N 2 tới khách hàng (người nhập khẩu)
Bước 5: Nhận chứng từ Invoice, packinglist,…) và nhận yêu cầu dịch vụ từ khách hàng (người nhập khẩu)
Bước 6: Khi báo Hải quan dựa trên chứng từ khách hàng cung cấp (lưu ý đây là bước cực kì quan trọng).
Bước 7: Làm thủ tục hải quan và đóng các phí chi hộ (phí bốc xếp, THC, local charge, thuế,…) tại cửa khẩu.
Bước 8:Giao hàng, thu tiền dịch vụ, hoàn thiện hồ sơ nhập khẩu gửi khách hàng.
Quy trình làm hàng Air nhập khẩu của công ty nhập khẩu.
Bước 1: Kiểm tra hợp đồng, xác định lượng hàng hóa nhập khẩu để xin giá từ bên Forwarder (FWD) cung cấp dịch vụ. nên học xuất nhập khẩu ở đâu
Bước 2: Xác định thông tin trên vận đơn khi FWD gửi chứng từ nháp (vận đơn) xem đúng hay sau và có cần chỉnh sửa thêm thông tin gì không.
Bước 3: Nhận A/N 2 từ FWD và gửi chứng từ (Chứng từ khai báo hải quan) tới FWD làm dịch vụ (Hải quan và Vận tải nội địa).
Bước 4. Hỗ trợ FWD khai báo Hải quan (Đây là bước cực kì quan trọng)
Bước 5: Chuẩn bị chứng từ liên quan đến lô hàng để giao cho FWD đi làm thủ tục.
Bước 6: Đóng thuế (nếu có), thường thì khoảng 500,000đ / 1 tờ khai.
Bước 7: Bố trí nhân lực và kho bãi để nhận hàng từ xe tải của FWD để nhận hàng.
Bước 8: Lưu bộ hồ sơ nhập khẩu. học nghề kế toán