Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các giao dịch đặc biệt về mua bán hàng hoá tại sở giao dịch và nhượng quyền thương mại. Đây có thể là một trong những khái niệm khá mới với một số bạn. Cùng AirportCargo tìm hiểu xem hai giao dịch này có gì đặc biệt nhé.
Sở giao dịch và nhượng quyền – Mua bán hàng hóa tại sở giao dịch
Với hai giao dịch đặc biệt mua bán giao tại sở giao dịch và nhượng quyền, chúng ta sẽ tìm hiểu ở sở giao dịch xem có những đặc điểm gì và những loại hình thường gặp nhé.
Khái niệm
Mua bán hàng hóa tại giao dịch là một phương thức giao dịch đặc biệt. Thông qua mô giới của sở giao dịch, người ta mua bán các hàng hóa có khối lượng lớn, chất lượng ổn định với giá cả tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời điểm giao hàng nhằm ăn chặn chênh lệch giá.
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trong tiếng Anh là Purchase and sale of goods through the Goods Exchange.
Hiện nay ở nhiều nơi trên thế giới đã hình thành các sở giao dịch như: Kim loại màu ở London, Newyork, Kualalumpur. Bông nguyên liệu ở Bom bay, Chicago. Cà phê ở Amsterdam, Rotterdam; London; Lúa mì ở Winipeg, Milano.
Đặc điểm
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt. Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc thù như sau:
– Các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện thông qua hình thức pháp lí và hợp đồng mua bán. Hợp đồng này được giao kết và thực hiện thông qua Sở Giao dịch hàng hóa.
– Hàng hóa được trao đổi giữa bên mua và bên bán phải là những hàng hóa được tiêu chuẩn hóa một cách cụ thể. Đồng thời được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ.
– Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên thường không được thực hiện vào thời điểm kí kết hợp đồng. Mà được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai.
– Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo các tiêu chuẩn, nguyên tắc và thủ tục của Sở Giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch đóng vai trò trung gian. Song kết nối các bên mua và bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Sở giao dịch và nhượng quyền – Các loại hình giao dịch tại sở giao dịch
- Giao ngay: Là giao dịch được ký kết trên cơ sở hợp đồng mẫu của sở giao dịch. Trả tiền ngay vào lúc ký và hàng hóa sẽ được giao ngay.
- Giao dịch kỳ hạn: là một giao dich trong đó giá cả được xác định vào thời điểm ký kết hợp đồng những việc giao hàng và thanh toán được thực hiện sau một kỳ hạn nhất định. Nhằm mục đích ăn chênh lệch giá giữa thời điểm ký kết và thanh toán. Trong giao dịch này có khái niệm: “Bear – gấu” chỉ những người chuyên đầu có giá xuống. Còn “bull – bò đực” chỉ những người chuyên đầu cơ giá lên.
- Hợp đồng quyền chọn: Quyền chọn mua hay quyền chọn bán. Người mua quyền có quyền được mua hoặc được bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước (gọi là giá giao kết). Và phải trả một khoản tiền nhất định để mua quyền (gọi là tiền mua quyền). Người mua quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó nếu thấy giá cả bất lợi cho mình.
- Nghiệp vụ tự bảo hiểm: Là một hoạt động giao dịch thường được các nhà buôn nguyên liệu, các nhà sản xuất sử dụng. Nhằm tránh những rủi ro do biến động giá cả làm thiệt hại tới lãi dự tính. Bằng cách sử dụng các giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa.
Các bước tiến hành giao dịch mua bán tại sở giao dịch hàng hóa:
- Ủy thác cho mô giới của sở giao dịch mua hoặc bán;
- Mô giới ta đài tiến hành giao dịch;
- Ký kết hợp đồng và đăng ký hợp đồng tại Sở giao dịch;
- Công bố giá hợp đồng đã ký
- Đến thời hạn giao hàng trong hợp đồng. Đến phòng thanh toán thanh lý hợp đồng.
Sở giao dịch và nhượng quyền – Nhượng quyền mua bán hàng hóa
Là một phương thức giao dịch đặc biệt trong đó một bên được gọi là bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa. Cung ứng dịch bị theo các điều kiện đã thống nhất và thanh toán phí nhượng quyền.
Nhượng quyền mua bán hàng hóa có các đặc điểm:
- Thường gắn liền với bí quyết, nhãn hiệu, tên thương mại và các dịch vụ kèm theo;
- Nhằm mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, tăng thu lợi nhuận.
- Thường bao gồm trong đó cả hàng hóa, bí quyết hay kinh nghiệm quản lý và dịch vụ.
Trong thương mại quốc tế người ta thường gặp các loại hình:
- Nhượng quyền độc quyền: Nhượng quyền duy nhất cho một đối tác tại một thị trường nhất định
- Nhượng quyền không độc quyền: Trên một thị trường có thể nhượng quyền một phần hay toàn bộ cho nhiều đối tác khác nhau tùy thuộc mục tiêu của bên nhượng quyền.
Lợi ích của nhượng quyền kinh doanh thương mại:
– Đối với bên Nhận quyền:
+ Thừa hưởng lợi ích, kinh nghiệm và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên Nhượng quyền
+ Giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp
+ Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống