Nghĩa vụ của bên mua và bên bán như thế nào, shipper và consignee sẽ phải thực hiện những công việc gì khi vận dụng điều kiện giao hàng DDP trong thương mại quốc tế? Cùng tìm hiểu ngay về nghĩa vụ DDP nhé!
Nghĩa vụ DDP của bên bán:
– Giao hàng đúng như qui định của hợp đồng ngoại thương.
– Chịu mọi trách nhiệm về rủi ro và phí tổn về hàng hóa trước khi giao cho người mua.
– Giao hàng đến nơi qui đinh trên phương tiện chở tới.
– Tiến hành thông quan xuất nhập khẩu (cung cấp giấy phép xuất nhập khẩu, trả mọi khoản chi phí và thuế xuất nhập khẩu).
– Cung cấp các chứng từ để người mua có thể nhận hàng tại nơi qui định (Vd giấy lưu kho và chứng từ kho bãi hoặc chứng từ vận tải (vận đơn – bill of lading B/L).
– Chứng từ bắt buộc: Hóa đơn thương mại, lệnh giao hàng, giấy lưu kho hoặc chứng từ vận tải. Giấy phép nhập khẩu.
Nghĩa vụ DDP của người mua:
– Nhận hàng tại nơi đến quy định.
– Chịu mọi rủi ro và chi phí phát sinh trong ngày sau khi hàng nằm trong quyyèn định đoạt của mình.
– Thực hiện các công việc hỗ trợ cho bên bán (nếu có yêu cầu) với chi phí bên bán chịu.
Lưu ý khi sử dụng điều kiện DDP
DDP cũng giống như các điều kiện khác như: Giao tại xưởng (EXW), Giao cho người chuyên chở (FCA), Giao tại bến (DAT), Giao tại nơi đến (DAP), Giao hàng đã nộp thuế (DDP), Giao dọc mạn tàu (FAS), Giao lên tàu(FOB), thì nơi được chỉ định là nơi diễn ra việc giao hàng và cũng là nơi rủi ro chuyển từ người bán sang người mua. Vì vậy, cần quy định nơi hoặc cảng càng chính xác càng tốt khi thỏa thuận trong hợp hợp đồng về điều khoản giao hàng.
Điều kiện Incoterms 2010 được lựa chọn phát huy tác dụng khi các bên chỉ định một nơi hoặc một cảng, và sẽ là tối ưu nếu các bên quy định chính xác nơi hoặc cảng đó. Chẳng hạn cần quy định như: “DDP 38 Cours Albert 1er, Paris, France Incoterms 2010”. Như vậy sẽ tránh xảy ra những tranh chấp giữa hai bên về địa điểm giao hàng.
Muốn biết thêm các thông tin về xuất nhập khẩu khác để nâng cao nghiệp vụ, kĩ năng, hãy theo dõi Website airportcargo để nhận được những bìa học bổ ích nhé!