Những thuật ngữ phổ biến trong vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Với những nỗ lực trong việc khẳng định tầm quan trọng đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa, Air Freight Logistics hay Logistics hàng không là một trong những lĩnh vực được dự báo là sẽ trở nên “Nổi cộm” trong thời gian sắp tới.
Cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng nhu cầu về nguồn nhân lực, theo thống kê hiện nay, ngành Logistics hàng không chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu về nguồn nhân lực thực tế. Đồng nghĩa với việc tiềm năng và triển vọng nghề nghiệp cho lĩnh vực này là rất lớn. Tuy nhiên, để tham gia vào lĩnh vực đặc thù này, ngoài việc nắm rõ kiến thức chuyên môn, việc đầu tư vào Tiếng Anh và hiểu rõ các thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực này là điều vô cùng cần thiết.
1. Bulk cargo:
Hàng chất rời hay hàng hóa không được chất trên mâm hoặc chất trong thùng, ví dụ: nguyên vật liệu thô như bột mì, bắp, than đá, khoáng thạch mà được vận chuyển với số lượng lớn và được sang chuyển với thiết bị chuyên dụng đặc biệt.
2. Cargo:
Hàng hóa, trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, người dùng thường gọi Cargo để ngắn gọn hơn, thuận tiện khi giao tiếp hoặc thực hiện các giao dịch với người nước ngoài.
3. Carrier:
Doancung cấp bất kỳ phương thức vận tải nào, có thể là xe tải, máy bay, tàu hoặc xe lửa, hoặc sự liên kết các loại hình thức vận tải này.
4. Commodity:
Sản phẩm hoặc nguyên vật liệu thô được sử dụng trong thương mại. Chúng là thành phần cấu tạo nên các sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp hơn. như khoáng sản, các loại ngũ cốc, các loại thịt,….
5. Consignee:
Consignee thường được viết tắt là Cnee, là người hoặc công ty mà hàng hóa được gửi đến.
6. Consignment:
Lô hàng hay chuyến hàng cần được vận chuyển
7. Consolidate:
Hoạt động thu gom hàng hóa từ những khách hàng riêng lẻ có nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Đây là nhiệm vụ của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải (Freight Forwarder), giúp tìm kiếm phương tiện vận chuyển hàng hóa cho khách hàng của họ, và giúp các hãng hàng không tối ưu tải trọng của mình.
8. Containerized cargo:
Hàng hóa được chất xếp trong thùng kín, hay Container
9. Forwarder:
Forwarder là người hoặc công ty sắp xếp việc vận chuyển hàng hóa và cung cấp những dịch vụ khác. Forwarder thực hiện việc này thay mặt cho người gửi hàng hoặc thay mặt cho người hoặc công ty cung cấp hướng dẫn gửi hàng (shipper, consignor).
10. Freight:
Tiền cước vận chuyển hàng hóa – tiền công trả cho người vận chuyển hoặc hãng tàu để vận chuyển hàng hóa. Freight còn có nghĩa là “hàng hóa”, ví dụ: freight forwarder” (người giao nhận hàng hóa)
11. General cargo:
Hàng hóa thông thường hay hàng hóa tổng hợp. Thường là những dùng hàng hóa có thể được vận chuyển riêng lẻ trong một kiện hàng, có thể là một pallet hoặc một thùng,…
12. Gross weight
Tổng trọng lượng (lô hành) được vận chuyển
13. Multimodal transport:
Vận chuyển hàng hóa theo cùng 1 hợp đồng vận chuyển, nhưng kết hợp của nhiều phương thức vận tải như Road – Train, Road – Sea, Sea – Air,…
14. Palletized cargo:
Hàng hóa được chất xếp trên một bề mặt phẳng, gọi là mâm.
15. Shipper:
Người hoặc công ty cung cấp hướng dẫn để gửi hàng hóa.
16. Shipment:
Lô hàng hay chuyến hàng
17. Spillage:
Sự rò rỉ, mất mát hàng hóa trong quá trình chất xếp hay vận chuyển
18. Transhipment /transshipment:
Chuyển tải hay sự trung chuyển, nghĩa là hàng hóa sẽ được vận chuyển đến một địa điểm trung gian trước khi đến điểm giao cuối cùng.
19. Unit Load Device (ULD):
Thiết bị dùng để chất hàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa của nhà vận chuyển. Các thiết bị này thường là các loại thùng (Container), mâm.
20. Weight restrictions:
Hạn mức trọng lượng có thể ký gửi khi vận chuyển bằng đường hàng không. Trong vận vận chuyển bằng đường hàng không, hàng được vận chuyển nếu vượt quá trọng lượng cho phép sẽ bị tính phí cao hơn.
Thông tin liên hệ: www.airportcargo.vn hoặc www.indochinapost.com
Các bài đọc liên quan:
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Singapore về Việt Nam trọn gói, cước tốt