Hàng cấm là một khái niệm căn bản trong kinh doanh và thương mại. Nắm được những kiến thức về hàng cấm và hàng quốc cấm không chỉ là kiến thức căn bản mà còn giúp chủ kinh doanh không vi phạm pháp luật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hàng cấm là gì và hàng quốc cấm là gì?
Hàng cấm là gì và hàng quốc cấm là gì?
Hàng cấm được hiểu là những mặt hàng bị nhà nước cấm kinh doanh, buôn bán trao đổi bằng bất cứ hình thức nào. Sở dĩ những mặt hàng đó được liệt vào danh sách hàng cấm là vì chúng có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường. Còn hàng quốc cấm là những loại hàng hóa bị cấm sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ và buôn bán theo danh mục quy định của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, tại khoản 6 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng quốc cấm là những mặt hàng bị cấm kinh doanh, sản xuất, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.
Cơ sở xác định những mặt hàng này là dựa trên mức độ nguy hại cho con người, làm mất an ninh trật tự, mất an toàn xã hội và nguy hại cho nền kinh tế. Việc quy định và xác định những đối tượng hàng cấm sẽ tuân thủ theo công ước quốc tế và pháp luật ở mỗi quốc gia và có sự thay đổi theo thời gian. Có những mặt hàng tại nước này là hàng hợp pháp nhưng khi chuyển sang quốc giá khác thì lại thuộc danh mục hàng cấm. Chính vì thế, người kinh doanh hoặc khách hàng cần nắm được các kiến thức căn bản đó.
Cơ sở xác định những mặt hàng này là dựa trên mức độ nguy hại cho con người, làm mất an ninh trật tự, mất an toàn xã hội và nguy hại cho nền kinh tế. Việc quy định và xác định những đối tượng hàng cấm sẽ tuân thủ theo công ước quốc tế và pháp luật ở mỗi quốc gia và có sự thay đổi theo thời gian. Có những mặt hàng tại nước này là hàng hợp pháp nhưng khi chuyển sang quốc giá khác thì lại thuộc danh mục hàng cấm. Chính vì thế, người kinh doanh hoặc khách hàng cần nắm được các kiến thức căn bản đó.
Đâu là những mặt hàng cấm và hàng quốc cấm
Tại Việt Nam, theo Nghị định 19/2014 và Nghị định 187/2013 những mặt hàng sau thuộc danh mục hàng quốc cấm:
– Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ
– Trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an, quân trang
– Các chất ma túy.
– Hóa chất độc hại theo công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
– Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu.
– Pháo các loại
– Thực vật, động vật hoang dã bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng được chế biến thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
– Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện
– Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
– Phương tiện vận tải tay lái bên phải.
– Các loại ôtô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ..
– Thủy hải sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép.
– Các loại phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.
– Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng.
– Giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.
– Giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái; khoáng sản đặc biệt, độc hại.
– Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng
– Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.