Quy trình nhập khẩu hàng hóa gồm nhiều khâu có liên quan chặt chẽ với nhau, giúp cho các doanh nghiệp trong nước có thể thực hiện một cách thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng.
Nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên việc mua bán có yếu tố nước ngoài lại rất phức tạp khác hẳn với mua bán hàng hóa trong nước. Chính vì vậy, cần phải có một quy trình nhập khẩu rõ ràng để giúp cho các doanh nghiệp trong nước tránh được các rủi ro có thể xảy ra.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa
Thủ tục ban đầu để nhập khẩu hàng hóa
Đầu tiên, nếu muốn nhập khẩu hàng hóa thì khách hàng phải có giấy phép kinh doanh để nhập khẩu mặt hàng đó nhằm xác định được nguồn hàng nhập vào thị trường Việt Nam. Để nhập khẩu hàng được về Việt Nam, doanh nghiệp phải thanh toán theo hình L/C, qua đó ngân hàng người mua sẽ cam kết thanh toán lô hàng với bên bán thông qua ngân hàng đại diện cho bên bán.
Bộ chứng từ nhập khẩu hàng hóa
-
01 B/L gốc, 01 B/L copy
-
01 Invoice gốc, 1 Invoice copy (có sao y bản chính của Công ty)
-
02 Packing Lists
-
01 Contract sao y bản chính
-
01 Certificate of Origin để được hưởng thuế ưu đãi
-
01 bộ tờ khai Hải Quan (nếu danh sách có nhiều hơn 9 loại mặt hàng thì bổ sung thêm 01 Phụ lục tờ khai)
-
Phụ lục tờ khai trị giá hàng hóa tính thuế.
-
03 Giấy giới thiệu
-
Đăng ký kinh doanh hàng hóa – dịch vụ, đăng ký mã số xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nhận hàng
Trước khi hàng về đến Việt Nam, sẽ có Giấy báo (tàu) đến nhằm thông báo cho bạn biết chi tiết về lô hàng cũng như thời gian và địa điểm mà hàng sẽ về đến Việt Nam kèm theo yêu cầu bạn đến nhận hàng. Các chứng từ cần thiết sử dụng để nhận lệnh giao hàng cũng được ghi chú rõ trong Giấy báo (tàu) đến. Khi bạn đã có D/O trong tay, bạn hãy mang nó cùng 1 số chứng từ khác như Hợp đồng, Bảng kê chi tiết hàng hóa… để ra Hải quan và tiến hành mở Tờ khai Hải Quan. Các chứng từ này sẽ do Ngân hàng bên bán gửi cho Ngân hàng của bạn trước khi hàng về để bạn có thời gian kiểm tra và thông báo lại những điều chỉnh cần thiết nếu phát hiện chứng từ bị lỗi. Sau đó, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa của bạn xem có đúng thông tin đã được cung cấp không, nếu đúng thì bạn sẽ được giải phóng hàng hóa và vận chuyển về kho hàng, tùy theo mặt hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể đóng thuế ngay hoặc sau một thời gian.