Nếu làm xuất nhập khẩu chắc chắn bạn phải biết đến hàng FCL là gì, hàng LCL là gì nhưng thuật ngữ hàng consol thì không phổ biến như thế? Vậy thế nào là hàng Consol? Tại sao phải consol hàng? Bài viết dưới sẽ giải đáp tất cả và biết được lí do tại sao lại phải consol hàng hoá? Theo dõi cùng AirportCargo nhé.
1. Thế nào là hàng Consol (hay còn gọi là LCL)?
Như đã mô tả ở bài trước, trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hoá. LCL là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Less than Container Load. Dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container. Cụm từ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container. Mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác.
Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp. Phân loại và đóng chung vào container. Sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load). Tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.
2. Thế nào là LCL Coloader?
Trong thực tế, những lô hàng consol trong cùng container không phải lúc nào cũng đi đến cùng một cảng đích. Nhiều khi, chúng chỉ được vận chuyển chung container trên một chặng đường nào đó. Sau đó lại được dỡ ra và sắp xếp vào những container khác (reload) trước khi đi tiếp.
Trên thị trường hiện nay hầu hết những người sale hàng lẻ thường thông qua các công ty forwarder. Công ty cung cấp dịch vụ vận tải nội địa, vận tải quốc tế bằng đường biển và đường hàng không. Giúp khách hàng khai báo hải quan, chuẩn bị chứng từ vận tải. Dịch vụ thuê kho bãi và giao hàng.
Sale hàng lẻ được gọi là những người gom hàng. Như vậy khi 1 khách hàng book qua Forwarder (FWD) thì FWD phải book lên consol. Việc này đã coload lên 1 lần. Nếu 1 khách hàng book hàng qua FWD1 sau đó FWD1 book sang FWD2. Rồi FWD2 mới book lên consol hàng lẻ thì đã coload 2 lần. Như vậy, LCL co-load là hàng lẻ phải chuyển tải sang container khác để đi tới cảng đích.
Ai là người consol hàng?
Đối tượng consol hàng: Các forwarders, nhà nhập khẩu, các đại lý hãng tàu, các hãng tàu.
Người gom hàng gọi là consolidator
Nếu nhà nhập khẩu không Consol hàng của mình vào một container thì các hãng tàu. Hoặc đại lý của hãng tàu cũng phải gom hàng của chúng ta (nhà nhâp khẩu) vào trong container cùng với hàng của các đơn vị khác. Sao cho hàng hóa được an toàn. Dễ bảo quản và tiết kiệm chi phí, chỗ trống trên tàu, và đạt được năng suất của chuyến tàu.
Lợi ích của việc consol hàng:
Thông thường một lô hàng lẻ (Hàng LCL) khi nhận được hàng từ Shipper. Thì ta nhanh chóng sắp xếp lịch tàu và đưa hàng lên tàu càng sớm càng tốt để tránh các chi phí lưu kho bải, rũi ro mất,hỏng hóc hàng. v.v
Khi gom hàng thì bạn phải chờ hàng đến từ các nguồn khác nhau, và không phải lúc nào tất cả các lô hàng gom của chúng ta sẽ đến cùng một lúc. Lúc này sẽ phát sinh phí lưu kho tại điểm gom hàng. sẽ phát sinh thêm phí đóng hàng.
Vậy lợi ích khi consol hàng là gì?
Tiết kiệm chi phí.
Trước khi quyết định gom các lô hàng với nhau, bạn phải tính toán xem, nếu đi riêng lẻ thì mất khoảng bao nhiêu tiền, và sau khi gom thi mất bao nhiêu tiền? Nếu việc gom hàng lại với nhau chi phí rẻ hơn thì chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp này. Nếu có quá ít hàng để gom thì ta phải đi hàng LCL cho nó lẹ
Đảm bảo chất lượng.
Bạn biết là hàng LCL của chúng ta đều phải đóng chung container với các hàng khác (Các hãng tàu tự gom lại với nhau). Mà mỗi lô hàng trong container đó lại có điểm đến khác nhau. Do đó tại các trạm trung chuyển, hàng hóa sẽ phải được rút ra khỏi container để chuyển sang tuyến khác hoặc giao cho chủ hàng. Như vậy lô hàng của chúng ta sẽ có thể phải chuyển sang container khác hoặc bị chuyển qua chuyển lại nhiều container trước khi đến điểm đích cuối cùng. Điều này sẽ gây bẹp, méo, rách.
Do đó nếu chúng ta tự gom tất cả hàng của chúng ta vào trong một container thì sẽ đảm bảo chất lượng vì không bị dỡ ra, đóng vào nhiều lần.
Đảm bảo không bị mất hàng.
Với lý do trên, ở các điểm trung chuyển, nếu đi hàng LCL dễ bị mất, ăn cắp. Khi gom lại thì container chỉ được mở ra khi có sự đồng ý của mình nên khả năng mất hàng sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên bạn cũng phải cẩn thận rằng người ta có thể cắt chì của bạn ra để cắp hàng sau đó gắn chì giả vào. Do đó quy trình nhận hàng phải hết sức cẩn thận, và nghiêm ngặt tránh trình trạng bị đánh cắp
Mong rằng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn và có cái nhìn rõ hơn về hàng consol, LCL coloader và tại sao phải consol hàng. Tiếp tục trau dồi kiến thức về xuất nhập khẩu, logistics ở những bài viết tiếp theo dõi của Airportcargo nhé.