Hàng không Việt Nam sẽ ra sao trong năm 2024?
Thị trường hàng không Việt Nam nằm trong xu thế của thị trường khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
và được dự báo sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024 song vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Theo dự báo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA),
thị trường hàng không toàn cầu sẽ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024.
Trong đó, thị trường Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phục hồi chậm nhất,
có thể ngắt mạch lỗ và đạt lợi nhuận khoảng 1,1 tỉ USD trong năm 2024.
IATA cũng dự tính các hãng hàng khôngtoàn cầu sẽ đạt doanh thu kỷ lục với 964 tỉ USD;
trong đó, doanh thu từ vận chuyển hành khách khoảng 717 tỉ USD, tăng 12% so với năm 2023.
Thị trường nội địa phục hồi hoàn toàn
- Theo Cục Hàng không Việt Nam, sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và những hệ quả để lại,
trong năm 2023, thị trường nội địa đã phục hồi hoàn toàn và có sự tăng trưởng so
với thời điểm trước dịch COVID-19, thị trường quốc tế đang trên đà hồi phục và trở lại.
- Dự báo thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương và sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024.
- Dự báo tổng nhu cầu vận chuyển hành khách bằng đường hàng không năm 2024
ước khoảng 84,2 triệu khách, tăng 15% so với năm 2023 và tăng 6% so với năm 2019.
Trong đó, vận chuyển hành khách nội địa đạt khoảng 41,5 triệu khách, tăng 3,3% so
với năm 2023 và tăng 11% so với năm 2019; vận chuyển hành khách quốc tế đạt khoảng
42,7 triệu khách, tăng 15,8% so với năm 2023 và tăng 6,4% so với năm 2019.
- Tổng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đạt 1,16 triệu tấn, tăng 8,5% so với năm 2023
và bằng 92,2% so với năm 2019. Trong đó, vận chuyển hàng hóa nội địa đạt 210 ngàn tấn,
tăng 20% so với năm 2023 và bằng 81,8% so với năm 2019; vận chuyển hàng hóa quốc tế
đạt 950 ngàn tấn, tăng 6,1% so với năm 2023 và bằng 95% so với năm 2019.
Nhu cầu vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam
dự kiến khoảng 61 triệu hành khách,
tăng 9,3% so với năm 2023 và tăng 10,9% so với năm 2019. Trong đó, vận chuyển hành khách nội địa
đạt khoảng 41,5 triệu khách, tăng 3,3% so với năm 2023 và tăng 11% so với năm 2019; vận chuyển hành khách
quốc tế đạt 19,5 triệu khách, tăng 24,6% so với năm 2023 và tăng 10,6% so với năm 2019.
- Thị trường được dự báo sẽ đón nhận những thuận lợi và tín hiệu tích cực từ các chính sách
phát triển du lịch của các địa phương trong nước và các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện nâng cao
khả năng khai thác các đường bay nội địa và quốc tế. Bên cạnh đó, việc các hãng hàng không Việt Nam
và nước ngoài nghiên cứu, mở thêm các đường bay cũng là cơ hội để phát triển thị trường.
Những nguy cơ tiềm ẩn
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội đang đón đợi, còn đó những thách thức, rủi ro hiện hữu,
có thể sẽ gia tăng và những nguy cơ còn tiềm ẩn có thể phát sinh trong năm 2024 mà ngành hàng
không phải đối mặt, có thể tác động trực tiếp, đe dọa sự phục hồi, phát triển theo kịch bản dự báo.
Những thách thức, rủi ro có thể kể đến gồm: Khả năng còn bỏ ngỏ và những yếu tố tiêu cực tác động
đến tăng trưởng, phát triển kinh tế trong nước và quốc tế (nguy cơ về lạm phát và tỉ giá tiếp tục gia tăng,
nhiều quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt tại, mức lãi suất chưa giảm theo thực tế…); diễn biến
bất lợi của giá nhiên liệu hàng không; giao tranh quân sự tại các một số quốc gia và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp,
chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, kết thúc; nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao ngành hàng không; tình hình triệu hồi,
bảo dưỡng động cơ máy bay của nhà sản xuất Pratt&Whitney ảnh hưởng trực tiếp
đến năng lực khai thác của các hãng hàng không…
Ngoài ra, những biến động từ nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không của hành khách và khả năng đáp ứng
chưa toàn diện năng lực khai thác của hạ tầng hàng không cũng là những thách thức đối với sự phát triển của
ngành hàng không trong tiến trình phục hồi năm 2024.
Xem thêm:
Tình hình giá vé máy bay Tết Ất Tỵ
Vận tốc và độ cao của máy bay thương mại bí quyết tối ưu