Trong thời buổi kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì khái niệm hàng liên doanh không còn xa lạ đối với nhiều người. Vậy liên doanh là gì và xe liên doanh là xe gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề trên trong bài viết sau.
Liên doanh là một khái niệm liên quan đến lĩnh vực thương mại. Đây là từ dùng để chỉ hoạt động liên kết giữa 2 hoặc nhiều đơn vị kinh doanh để tạo ra một công ty liên doanh hoặc một sản phẩm liên doanh. Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
Các công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Công ty liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Hình thức công ty liên doanh thực sự đem đến nhiều lợi thế cho cả nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến. Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh. Nhược điểm của mô hình công ty liên doanh là có sự ràng buộc chặt chẽ trong một pháp nhân chung giữa những bên hoàn toàn khác nhau ko chỉ về ngôn ngữ mà còn về truyền thống, phong tục, tập quán. Bên cạnh đó, thủ tục cũng khá nhiều và rắc rối.
Xe liên doanh là gì?
Hiện nay trên thị trường xe máy và ô tô tại Việt Nam có sự xuất hiện khá phổ biến của các dòng xe liên doanh. Tiêu biểu nhất là xe máy wave S 110 với nhãn hiệu là Liên Doanh Việt – Nhật, Hàn. Dòng xe này được mua bán và sử dụng khá nhiều tại các tỉnh miền bắc. Xe có thiết kế giống y hệt như xe chính hãng mà giá thành lại chênh lênh với nhau.
Vậy thực chất xe liên doanh là gì mà tại sao nó lại có sự chênh lệch về giá. Về bản chất thì xe liên doanh là dòng xe được sản xuất bởi sự liên kết của 2 hoặc nhiều công ty từ nhiều quốc gia. Trên thực tế, xe Liên Doanh có hai loại khác nhau. Một loại là xe lắp ráp trong nước. Loại này thì người mua bán chỉ cần sang tên bình thường và chỉ cần đóng thuế trước bạ thôi. Dòng thứ hai là xe Liên Doanh nhập khẩu thuộc diện miễn thuế thì khi sang tên các bác phải đóng thêm thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt nếu có (Nếu nhập trên 10 năm thì miễn thuế nhập khẩu).
Tuy nhiên, hiện nay khái niệm xe liên doanh đang bị lợi dụng để bán được hàng. Người ta thường gắn mác xe liên doanh cho những chiếc xe cũ được tái lắp ráp tại Trung Quốc để tạo ra độ “sang” và dễ dụ khách hàng. Nhiều người còn gọi dòng xe này là xe tạm chủng (vì nhiều chủng loại linh kiện có xuất xứ khác nhau). Trên nhiều diễn đàn về xe, các chuyên gia đều khuyên nếu như bạn không có hiểu biết nhiều về xe thì tốt nhất là mua xe chính hãng (vào các Yamaha Town hay các đại lý của Ya, hoặc Suzuki, Head Honda) mà mua.
Đại lý vận chuyển hàng không tại Sân Bay Quốc tế: Tân Sơn Nhất (SGN), Nội Bài (NBA), Đà Nẵng (DAD), Nha Trang (CXR) gồm Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo Ariways, Jetstar Paciffic, Cathay, Air France, British Airways. All Nippon Airways, Asiana Airlines, China Airlines, Air Asia AK, Thai Airways, Malaysia Airlines MH, China Airlines, SQ, CZ, OZ, KE, AA, LH, QR, KLM