Phân biệt hình thức gửi hàng FCL và LCL
Nếu bạn làm trong ngành vận tải, đặc biệt là vận tải biển quốc tế, chắc hẳn bạn đã nghe đến hình thức FCL và LCL. Vậy FCL, LCL nghĩa là gì, bản chất ra sao, hình thức gửi hàng FCL và LCL khác nhau như thế nào. Hãy cùng Airport Cargo tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Khái niệm FCL và LCL
FCL: FCL là viết tắt của Full Container Load, có thể hiểu nôm na là tải trọng đầy một container. Hình thức gửi hàng FCL này nghĩa là khối lượng hàng hóa mà bạn gửi đi đủ một hoặc nhiều thể tích của một container. Hình thức gửi hàng FCL này khác với LCL.
LCL: LCL là viết tắt của Less than Container Load, có thể hiểu là tải trọng nhỏ hơn một container. Điều đó có nghĩa là một lô hàng chỉ nhận được chính xác dung lượng không gian cần thiết trong một container. Các dung lượng không gian còn lại sẽ dành cho chủ hàng khác. Đây là lý do tại sao một container LCL còn được gọi là container hợp nhất.
Các loại hình vận chuyển kết hợp hình thức gửi hàng FCL/LCL và LCL/FCL
Trong vận chuyển thì người ta còn kết hợp giữa hình thức gửi hàng FCL và LCL. Có 2 loại hình chính là :
– FCL/LCL : gửi hàng nguyên, giao hàng lẻ.
– LCL/FCL : gửi hàng lẻ, giao hàng nguyên.
Trong quá trình làm kết hợp thì có sự thay đổi về trách nhiệm nhất định.
Ưu, nhược điểm của hình thức gửi hàng FCL
Ưu điểm
- Hiệu suất và Tốc độ: Vận chuyển FCL thường nhanh hơn do không cần chờ đến khi container đầy đủ. Container có thể được tải và đóng cửa nhanh chóng khi đã được chuẩn bị trước.
- Với FCL, hàng hóa của bạn không bị chia sẻ với hàng hóa của người khác, giảm rủi ro mất mát hoặc hư hại.
- Người gửi có hoàn toàn quyền kiểm soát về việc sử dụng không gian trong container và thời gian xuất phát của tàu.
- Đối với các lô hàng lớn, chi phí vận chuyển cho FCL có thể thấp hơn so với việc sử dụng LCL.
Nhược điểm
- Nếu bạn có lượng hàng nhỏ, việc sử dụng toàn bộ container có thể làm tăng chi phí vận chuyển.
- FCL không linh hoạt với những người gửi có lượng hàng nhỏ hoặc không đầy đủ dung tích container.
Ưu, nhược điểm của hình thức gửi hàng FCL
Ưu điểm của LCL
- LCL là lựa chọn tốt cho những người gửi có lượng hàng nhỏ, giúp họ chỉ trả chi phí dựa trên dung tích thực sự của hàng hóa.
- Cho phép những người gửi có lượng hàng nhỏ vận chuyển hàng hóa mà không cần sử dụng toàn bộ container.
- Do không cần sử dụng toàn bộ container, có thể tiết kiệm chi phí đóng gói và bốc xếp.
Nhược điểm của LCL
- Thường mất thêm thời gian vì container cần đầy đủ hàng để xuất phát.
- Hàng hóa của bạn có thể chia sẻ không gian với hàng của người khác, tăng nguy cơ hư hại hoặc mất mát.
- Với nhiều người gửi khác nhau, quản lý và theo dõi lô hàng có thể phức tạp hơn so với FCL.
Nghiệp vụ gửi hàng theo FCL và LCL
Người gửi hàng | – Đặt container và lấy container từ cảng – Làm vận đơn.– Đóng hàng vào container – Kiểm tra hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng. – Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng. – Niêm chì cho container. – Đổi lệnh và hạ container, thanh toán các chi phí nâng hạ tại cảng. – Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có. |
– Đóng hàng và chở đến kho CFS, làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.– Cung cấp chi tiết giấy hướng dẫn gửi hàng cho người gom hàng để làm vận đơn.
– Xác nhận draft bill và nhận vận đơn. |
Người gom hàng | Không có | – Đồng hành với khách hàng– Cấp vận đơn cho khách hàng và khai manifest lên hệ thống.
– Thực hiện thông báo cho khách hàng khi hàng đến và liên hệ với đại lý bên nhận để giải phóng hàng cho khách hàng. |
Người chở hàng | – Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gửi hàng. Trước khi gửi bill thì phải gửi bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin trên bill.– Bốc container lên tàu an toàn.
– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích. – Khi hàng đến làm D/O và giao container |
– Người chở hàng thực tế vẫn là các hãng tàu. |
Người nhận hàng | – Đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.– Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về hãng tàu
– Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cước container. |
– Chuẩn bị bộ chứng từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh khi có thông báo hàng đến kho. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.
– Đóng phí handling charges. |
Các câu hỏi thường gặp
Khi nào tôi nên gửi hàng theo FCL, LCL?
Quyết định hình thức gửi hàng FCL và LCL phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại hàng, khối lượng, kích thước, ngân sách, yêu cầu thời gian và các yếu tố khác. Tuy nhiên, quyết định giữa FCL và LCL thường không chỉ phụ thuộc vào khối lượng và trọng lượng của lô hàng. Bản chất của hàng hóa được vận chuyển cũng rất quan trọng để xem xét. Mỗi bước xử lý của một lô hàng đều có rủi ro thiệt hại nhất định đối với hàng hóa. Theo nguyên tắc chung, có nhiều bước xử lý trong vận chuyển LCL hơn trong FCL.
Gửi theo hình thức FCL khi:
- Lượng hàng lớn
- Ưu tiên về thời gian và linh hoạt
- Yêu cầu bảo mật cao
Gửi theo hình thức LCL khi:
- Lượng hàng nhỏ
- Muốn tiết kiệm chi phí
- Không ưu tiên về thời gian
Chi phí nếu gửi hàng theo FCL hoặc LCL là bao nhiêu
Không có một câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này, bởi vì chi phí phụ thuộc vào khoảng cách giữa nước gửi và nước nhận. Ngoài ra có thể có thêm phụ thu mùa cao điểm, hàng hóa cồng kềnh, đặc biệt… Nhìn chung, nếu bạn gửi số lượng ít thì theo dạng LCL sẽ rẻ hơn FCL và ngược lại.
Các dịch vụ khác của chúng tôi: