Tập đoàn máy bay Trung Quốc muốn mở rộng hợp tác lâu dài tại
Việt Nam
1.Chủ tịch Tập đoàn Máy bay Comac Shen Bo đề nghị Việt Nam tiếp tục
tạo điều kiện hãng khai thác tàu bay,
mở rộng hợp tác về bảo dưỡng, sửa chữa máy bay.
Ngày 26/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac),
nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của
Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc.
Tại cuộc tiếp, ông Shen Bo, Tổng giám đốc Tập đoàn Comac đề nghị Việt Nam
tiếp tục tạo điều kiện trong khai thác tàu bay, hỗ trợ hợp tác giữa Vietjet và hãng.
Comac cũng muốn mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực bảo dưỡng,
sửa chữa máy bay, chế tạo, sản xuất thiết bị, phụ tùng… tại Việt Nam.
Từ tháng 4, tàu bay của Comac được Vietjet khai thác trên đường bay Hà Nội, TP HCM đến Côn Đảo.
Comac được thành lập nhằm mục tiêu phát triển ngành hàng không thương mại của Trung Quốc,
nổi tiếng với dòng tàu bay C919 và đang phát triển mẫu tàu bay ARJ21.
Họ cũng đang triển khai dự án tàu bay thân rộng C929, với tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 20 tỷ USD.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao thành tựu nghiên cứu, phát triển các dòng máy bay
thương mại hiện đại của Comac. Theo ông, việc này góp phần đa dạng hóa thị trường cung cấp máy bay
thương mại, phát triển của ngành hàng không và thành tựu khoa học công nghệ cao Trung Quốc.
Ông cho rằng quan hệ thương mại bước đầu của Comac với các hãng hàng không Việt Nam
là cơ sở để hợp tác lâu dài. Việt Nam đang tiếp tục hoàn thiện thể chế,
cơ chế theo hướng thuận lợi hơn, cắt giảm thủ tục để phát triển ngành hàng không.
2.Thủ tướng đề nghị Comac hợp tác với các đối tác Việt Nam sớm triển khai dịch vụ bảo dưỡng,
sửa chữa máy bay. Hãng cũng cần thúc đẩy các hợp đồng mua bán,
cho thuê máy bay, hợp tác đào tạo nhân lực với các hãng hàng không Việt.
Gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Nghiêm Giới Hòa – Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương,
doanh nghiệp đang tham gia thi công cầu Tứ Liên (Hà Nội), cho biết họ đã ký Biên bản ghi nhớ với TP Hà Nội về đầu tư,
xây dựng cơ sở hạ tầng trong 5 năm tới. Quy mô các dự án này lên tới hàng tỷ USD.
Ông Nghiêm Giới Hòa đề xuất tham gia các dự án trọng điểm khác, đặc biệt là đường bộ cao tốc
với cam kết đưa các tuyến này trở thành kiểu mẫu, thời gian hoàn thành giảm một nửa dự kiến.
Phản hồi nhà đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập đoàn sớm hoàn thành
các dự án đã triển khai, trao đổi với TP Hà Nội và các cơ quan về khả năng tham gia dự án hạ tầng lớn khác.
Trong đó, một số dự án hạ tầng được Thủ tướng nhắc tới như đường nối sân bay Gia Bình
với trung tâm Hà Nội, cầu Ngọc Hồi, đường sắt đô thị Văn Cao – Hòa Lạc (Hà Nội), tuyến metro từ sân bay Long Thành về Tân Sơn Nhất…
Thủ tướng cũng mong muốn tập đoàn coi trọng đào tạo nhân lực, xây dựng cứ điểm,
làm ăn lâu dài tại Việt Nam và cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác.
Tập đoàn Thái Bình Dương là doanh nghiệp đầu tư, xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở
hạ tầng nằm trong top 500 tập đoàn lớn nhất toàn cầu. Họ đã đầu tư trên 1.000 dự án tại Trung Quốc.
Nhận xét:
Tập đoàn Máy bay Trung Quốc (AVIC) đang tìm cách mở rộng hợp tác lâu dài tại Việt Nam,
một động thái có thể mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên.
Với việc Việt Nam đang trên đà phát triển và có nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ hàng không,
sự hợp tác này có thể giúp AVIC thâm nhập sâu hơn vào thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng.
Đồng thời, Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc tiếp cận công nghệ hàng không, kinh nghiệm sản xuất và khả năng đào tạo của AVIC,
điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không trong nước.
Tuy nhiên, bất kỳ sự hợp tác nào cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng về các khía cạnh kinh tế,
kỹ thuật và chiến lược để đảm bảo lợi ích hài hòa và bền vững cho cả hai quốc gia.
Xem thêm tại:
Hàng không mở thêm đường bay quốc tế
Thiết kế máy bay cản âm không cần cửa sổ