Trình tự thực hiện:
Trách nhiệm của người vận tải:
Bước 1: Làm thủ tục hải quan để chuyển cảng hàng hoá;
Bước 2: Luân chuyển hồ sơ hải quan giữa hải quan cảng đi, hải quan cảng đến; đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan (nếu có), niêm phong của hãng vận tải trong quá trình vận chuyển hàng chuyển cảng.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan :
* Trách nhiệm của hải quan cảng đi:
Bước 1: Lập biên bản bàn giao: 02 bản;
Bước 2: Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: 01 biên bản bàn giao, 01 bản lược khai hàng hoá (bản sao), 01 vận tải đơn (bản sao), giao người vận tải chuyển cho hải quan cảng đến; lưu 01 bản lược khai hàng hoá (bản sao), 01 vận tải đơn (bản sao), 01 biên bản bàn giao.
* Trách nhiệm của hải quan cảng đến:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chuyển cảng và thực hiện giám sát cho đến khi hàng hoá được xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu làm xong thủ tục nhập khẩu;
Bước 2: Lưu 01 bản lược khai hàng hoá, 01 vận tải đơn (bản sao), 01 biên bản bàn giao; thông báo ngay cho hải quan cảng đi về việc tiếp nhận hàng hoá, hồ sơ chuyển cảng và tình hình hàng hoá chuyển cảng.
– Cách thức thực hiện: Thực hiện tại cơ quan hải quan
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
Chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển từ nước ngoài đến Việt Nam và giao trả hàng hóa cho người nhận hàng trong lãnh thổ Việt Nam liên quan đến nội dung quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 17 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thực hiện như sau:
+ Nộp 01 bản photocopy từ bản chính Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do Bộ Giao thông vận tải cấp (chỉ nộp lần đầu khi làm thủ tục hải quan tại một Chi cục Hải quan) và xuất trình bản chính để công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu.
+ Nộp chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu đã được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải): 01 bản chính.
+ Nộp bản khai hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế (bao gồm các tiêu chí sau: số thứ tự, tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá): 01 bản chính.
– Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo quy đinh tại điểm a và điểm b khỏan 1 Điều 19 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thực kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
+ Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không có
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
+ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 /12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
+ Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về Vận tải đa phương thức;
+ Thông tư số 45/2011/TT-BTC ngày 04/4/2011 quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá vận tải đa phương thức quốc tế.
Trường hợp công ty bạn chưa muốn đầu tư phần mềm để tự khai hải quan, bạn nên tìm công ty dịch vụ hải quan tin tưởng để thực hiện công việc này. Hoặc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thêm.