Trình tự thực hiện:
(1) Công việc của cơ quan Hàng không:
a) Cuối mỗi chuyến bay, cơ quan Hàng không thu gom toàn bộ hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn (nếu có).
b) Lập 02 bản kê; nội dung bản kê gồm: tên Hãng hàng không, số hiệu chuyến bay, thời gian tàu bay đến / rời sân bay, tên người gửi ghi trên kiện hành lý / ghi trên nhãn gửi hành lý, địa chỉ (nếu có).
c) Xuất trình toàn bộ số hành lý còn nguyên trạng để Hải quan kiểm tra.
d) Đưa toàn bộ số hành lý đã kiểm tra vào kho lưu giữ của cơ quan Hàng không dưới sự giám sát của Hải quan.
đ) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản nguyên trạng hành lý lưu giữ trong kho.
e) Vào sổ quản lý theo dõi.
(2) Người nhập cảnh, xuất cảnh hoặc người được uỷ quyền hợp pháp khai báo hải quan, nộp và xuất trình, gồm:
– Tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh: 01 bản chính của người nhập cảnh, xuất cảnh lưu (có xác nhận của Hải quan khi nhập cảnh, đối với khách nhập cảnh);
– Tờ khai hải quan phi mậu dịch (nếu có, bản chính);
– Bản kê hành lý ký gửi (nếu có) : 01 bản chính;
– Giấy ủy quyền hợp pháp (nếu có) : 01 bản chính;
– Văn bản / giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có, 01 bản chính).
* Chứng từ phải xuất trình:
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh thư (đối với người được uỷ quyền).
– Vé máy bay xuất cảnh đã được đặt chỗ (đối với người xuất cảnh).
(3) Công việc của Hải quan sân bay:
a) – Tiếp nhận và xác nhận bản kê do cơ quan Hàng không lập.
– Trả 01bản cho cơ quan Hàng không; Lưu 01 bản.
b) Kiểm tra sơ bộ hành lý bằng máy soi:
b1) Nếu phát hiện hành lý phải khai hải quan hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hải quan thì công chức hải quan đánh dấu ký mã hiệu trên kiện hành lý đó, lập biên bản chứng nhận và giao cho cơ quan Hàng không bảo quản tại khu vực riêng biệt trong kho hành lý để thực hiện thủ tục hải quan tiếp theo.
b2) Nếu nghi vấn có mặt hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì công chức hải quan tiến hành lập biên bản tạm giữ với Người vận chuyển, niêm phong kiện hành lý, yêu cầu Người vận chuyển thông báo cho chủ sở hữu hành ýlý liên hệ trực tiếp với Hải quan để giải quyết theo quy định hiện hành của Pháp luật.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hành lý đến cửa khẩu, chủ sở hữu không liên hệ với Hải quan thì công chức hải quan tiến hành lập biên bản chứng nhận với Người vận chuyển đối với hành lý vi phạm, niêm phong hải quan và lưu giữ tại kho tạm giữ của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay.
b3) Trường hợp nghi vấn là mặt hàng nguy hiểm (như chất nổ, chất dễ cháy, chất phóng xạ …), mặt hàng tươi sống gây ảnh hưởng đến môi trường thì công chức hải quan yêu cầu Người vận chuyển mặt hàng đó phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý theo quy định hiện hành về an ninh, an toàn,môi trường.
b4) Đối với hành lý xuất khẩu, nếu không có nghi vấn thì cho phép Người vận chuyển được vận chuyển hành lý đó đến đích hoặc trả lại nơi khởi hành.
c) Nhập dữ liệu vào máy tính, vào sổ quản lý theo dõi.
d) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan do người nhập cảnh, xuất cảnh hoặc người được uỷ quyền hợp pháp khai báo hải quan, nộp và xuất trình.
đ) Kiểm tra thực tế hành lý qua máy soi và lưu hình ảnh kiểm tra trong máy theo quy định. Nếu xét thấy cần thiết thì kiểm tra thủ công và ghi kết quả kiểm tra vào tờ khai hải quan theo quy định.
e) Tính và thu thuế đối với hành lý vượt định mức miễn thuế (nếu có).
g) Lập biên bản để xử lý vi phạm (nếu có).
h) Ký và đóng dấu công chức hải quan vào Tờ khai nhập cảnh / xuất cảnh, Tờ khai hải quan phi mậu dịch (nếu có) theo quy định để thông quan hành lý.
i) Nhập dữ liệu vào máy tính hoặc vào sổ quản lý theo dõi.
k) Lưu hồ sơ theo quy định.
Trường hợp không xác định được người nhận hành lý ký gửi bị thất lạc, nhầm lẫn thì tiến hành xử lý theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan.
– Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hải quan.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
– Tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh: 01 bản chính của người nhập cảnh, xuất cảnh lưu (có xác nhận của Hải quan khi nhập cảnh, đối với khách nhập cảnh);
– Tờ khai hải quan phi mậu dịch (nếu có, bản chính);
– Bản kê hành lý ký gửi (nếu có): 01 bản chính;
– Giấy ủy quyền hợp pháp (nếu có): 01 bản chính;
– Văn bản/giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành (nếu có): 01 bản chính.
* Chứng từ phải xuất trình:
– Hộ chiếu hoặc Chứng minh thư (đối với người được uỷ quyền).
– Vé máy bay xuất cảnh đã được đặt chỗ (đối với người xuất cảnh).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết: Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải quan)
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức.
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan sân bay
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan sân bay
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Cảng vụ hàng không
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp nhận.
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
+ Tờ khai nhập cảnh/xuất cảnh: 01 bản chính của người nhập cảnh, xuất cảnh lưu (có xác nhận của Hải quan khi nhập cảnh, đối với khách nhập cảnh);
+ Tờ khai hải quan phi mậu dịch (nếu có, bản chính).
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
– Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
– Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thông tư số 190/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính;
Nếu còn gì thắc mắc hoặc có nhu cầu khai thuê dịch vụ hải quan hãy liên hệ chúng tôi sẽ phản hồi thông tin sớm nhất.