– Trình tự thực hiện:
Bước 1: Người khai hải quan nộp và/hoặc xuất trình các giấy tờ, hồ sơ.
Bước 2: Cơ quan hải quan tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và làm thủ tục hải quan cho phương tiện.
– Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan.
– Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
1. Đối với ô tô nhập cảnh (ô tô nước ngoài tạm nhập; ô tô Việt Nam tái nhập):
a) Giấy phép liên vận của cơ quan có thẩm quyền cấp: Xuất trình bản chính;
b) Giấy đăng ký phương tiện đối với ô tô nước ngoài tạm nhập: Xuất trình bản chính;
c) Danh sách hành khách đối với ô tô vận chuyển hành khách: Nộp 01 bản chính;
d) Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập – tái xuất: Xuất trình bản chính; hoặc Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất – tái nhập có xác nhận tạm xuất của Chi cục Hải quan cửa khẩu làm thủ tục tạm xuất: Nộp 01 bản chính.
2. Đối với phương tiện tạm nhập theo Hiệp định tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng (Hiệp định GMS) thì thực hiện theo qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGTVT ngày 17/11/2009 của Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ cụ thể như sau:
a) Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế (GMS Road Transport Permit): xuất trình bản chính;
b) Tờ khai tạm nhập phương tiện vận tải (Motor Vehicle Temporary Admission Document): xuất trình bản chính;
c) Tờ khai tạm nhập container (Container Temporary Admision Document): xuất trình bản chính;
d) Tờ khai hàng hoá quá cảnh và thông quan nội địa (Transit and Inland Customs Clearance Document): xuất trình bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
– Thời hạn giải quyết:
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)
– Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có.
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan
– Phí, lệ phí:
– Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: .
– Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập-tái xuất; Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm xuất – tái nhập tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 42/2015/TT-BTC.
– Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.
– Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;
+ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
+ Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Nếu có gì thắc mắc hoặc có nhu cầu khai thuê hải quan, quý khách Vui lòng Gửi yêu cầu báo giá tại đây, chúng tôi sẽ phản hồi thông tin sớm nhất. Hoặc bạn có thể chat trực tuyến trong cửa sổ phải bên phải góc dưới màn hình để tìm hiểu thêm thông tin.