Vận chuyển hồ tiêu từ Việt Nam sang Mỹ cước phí ưu đãi
Hạt tiêu là một trong những mặt hàng có mức tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây. Trong đó, giá cả tăng cao cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ cho người dân. Tháng 11/2021, Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam với 55,602 tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020 và được kỳ vọng sẽ ghi nhận các con số tích cực hơn trong năm tới.
Các chính sách về xuất khẩu tiêu đi Mỹ
- Về chính sách: Tiêu là mặt hàng không cần phải xin giấy phép xuất khẩu.
- Về chính sách thuế: Hạt tiêu được quy định thuộc nhóm mã HS: 0904
- Hạt tiêu đen có mã HS: 09041120;
- Hạt tiêu trắng có mà HS: 09041110.
- Là mặt hàng không có thuế xuất khẩu, và không có thuế VAT hàng xuất khẩu.
Các bước để vận chuyển hồ tiêu đi Mỹ của Airport Cargo
Bước 1: Kiểm tra tiêu đã phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu chưa?
Bước này rất quan trọng giúp bạn lựa chọn được thị trường phù hợp. Bước này bạn nên kiểm tra kỹ càng cả hai phía.
Bước 2: Tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu và kiểm dịch tại nước nhập
Nếu sản phẩm của bạn đã được phép nhập khẩu vào nước bạn thì tiến hành xem sản phẩm của mình đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nước nhập khẩu chưa:
- Kiểm dịch thực vật
- Sản phẩm phải được chiếu xạ
- Vùng trồng cần phải đạt tiêu chuẩn
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, kiểm tra hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật
- Bao bì, nhãn mác, cách đóng gói hàng hóa,…
- Truy xuất nguồn gốc, một số thị trường như EU, Mỹ, Nhật và Trung Quốc đã có những yêu cầu nhất định về truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm nhập khẩu.
- Thời gian thu hoạch
- Thời gian đóng gói
- Thời gian làm các thủ tục khác: kiểm dịch, chiếu xạ, hải quan,…
- Thời gian và các thức vận chuyển
Lưu ý cho bạn:
- Cần phải tìm hiểu và làm kỹ càng ở bước này
- Đảm bảo tìm hiểu kỹ và làm đúng đủ tránh trường hợp bị hàng hóa bị hư hỏng, lúc này bạn phải tốn thêm tiền xử lý hàng hư, chi phí lưu container chờ xử lý, chi phí vận chuyển trở về,…
Bước 3: chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc xuất khẩu
-
- Tờ khai hải quan điện tử (1 bản chính).
- Commercial invoice.
- Hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Giấy kiểm dịch thực vật (tùy quốc gia nhập khẩu)
- Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm các quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng…mà quốc gia nhập khẩu yêu cầu. Và làm các chứng từ khác như: làm giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin).
Tìm hiểu thêm: