Đối với một đất nước có đường biển dài như Việt Nam thì xuất nhập khẩu hàng hải sẽ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tất cả các loại xuất nhập khẩu. Do đó, hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về xuất nhập khẩu đường biển với Airport Cargo. Những thông tin này, chắc chắn sẽ giúp cho các bạn có được nhiều bài học về đường xuất nhập khẩu lớn nhất Việt Nam.
Xuất nhập khẩu đường biển là gì?
Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.
Ưu điểm của hình thức vận tải đường biển
Phân loại và thông số container trong xuất nhập khẩu đường biển
Phân loại
+ Container 20
20DC (dry container) – cont thường
20RF (reefer) – cont lạnh
20OT (open top) – mở nóc
20FR (flat rack) – mở nóc và 2 bên
ISO TANK: cont bồn
+ Container 40, 45
40DC/HC (dry container – high cube)
40OT, RF, FR
45HC (high cube)
Kích thước
Cont 20DC (2.35*2.35*5.95m) / 24 tấn (T.W 2 tấn) / 28 cbm
Cont 40DC (2.35*2.35*11.95m) / 30 tấn (T.W 4 tấn) / 58 cbm
Cont 40HC (2.35*2.67*11.95m) / 30 tấn (T.W 3.8 tấn) / 68 cbm
Cont 45HC (2.35*2.67*13.5m) / 32 tấn (T.W 4.2 tấn) / 80 cbm
Các bước xuất nhập khẩu đường biển
Đàm phán và ký kết hợp đồng
Khâu đầu tiên trong quy trình xuất khẩu hàng hóa cũng chính là khâu quan trọng nhất. Đây chính là bước quyết định đến lợi nhuận của công ty. Bạn phải tiến hành đàm phàn với khách hàng và cuối cùng là tiến đến việc ký kết hợp đồng ngoại thương cho việc xuất khẩu lô hàng.
Xin giấy phép xuất khẩu
Trong trường hợp công ty của bạn chưa có giấy phép xuất khẩu. Bạn phải tiến hành xin giấy phép xuất khẩu dưới dạng xin một lần sử dụng cho nhiều lần.
Đặt booking và lấy container rỗng
Nếu lô hàng của công ty bạn được bán theo điều kiện CIF thì bạn phải liên hệ với hãng tàu hoặc FWD để tìm được giá tàu tốt nhất cho việc vận chuyển lô hàng. Còn trong trường hợp bạn bán theo điều kiện FOB. Bạn sẽ không cần phải liên hệ tàu đặt booking mà consignee là người đặt booking. xuất nhập khẩu đường biển
Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Sau khi khách hàng đồng ý về hóa đơn chiếu lệ. Bạn cần lên kế hoạch để sản xuất hàng hóa nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
Xuất nhập khẩu đường biển: Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)
- Đóng gói hàng tại kho:
Trong giai đoạn này, bộ phận xuất nhập khẩu cần phải phối hợp với bộ phận kỹ thuật, công nhân tại nhà máy để đóng hàng hóa. Bạn phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng theo yêu cầu của khách hàng (vì có liên quan đến hợp đồng ngoại thương). Các thông tin bao gồm: tên mặt hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…).
- Đóng hàng tại cảng:
Quy trình đóng hàng tại cảng cũng khá tương tự như với đóng hàng tại kho. Tuy nhiên, đóng hàng tại cảng đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hơn. Thông thường khi đóng hàng tại cảng, sẽ phải thuê công nhân đóng hàng của cảng.
Mua bảo hiểm lô hàng
Hãy liên hệ các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm hàng hải cho lô hàng của bạn. Hạn mức bảo hiểm sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào giá trị hàng hóa của bạn. Đối với các loại hàng hóa thông thường mức mua bảo hiểm sẽ là 2% trên tổng giá trị hàng hóa.
Làm thủ tục hải quan
Đây là một bước cũng rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này bao gồm các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan. xuất nhập khẩu đường biển
Giao hàng cho tàu
Công việc tiếp theo sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng là bạn phải cung cấp chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn. Bước này phải được thực hiện trước giờ cắt máng closing time và trước bước thực xuất. Giao hàng cho tàu sẽ được kết thúc khi bạn đã nhận được vận đơn đường biển, có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill.
Xuất nhập khẩu đường biển bước cuối: Thanh toán tiền hàng
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là thanh toán tiền hàng. Trong bước này, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại (commercrial invoice); phiếu đóng gói (packing list); vận đơn đường biển; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và giấy chứng nhận khử trùng.
Trên đây là những kiến thức chi tiết nhất về xuất nhập khẩu đường biển. Airport Cargo mong rằng các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi cả những thành công cũng như những khó khăn mà các bạn gặp phải để chúng tôi giúp đỡ bạn.