Như các bạn đã biết ở bài viết trước AirportCargo đã nói về thủ tục cấp C/O rất đầy đủ và chi tiết. Sau bài giảng đó đã có một số bạn hỏi về cách xử lí C/O trong buôn bán 3 bên như thế nào? Vậy thì ở bài viết này AirportCargo sẽ giải đáp những câu hỏi của các bạn. Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. C/O trong buôn bán 3 bên – Back to back C/O – C/O giáp lưng theo các FTA đa phương
C/O giáp lưng (Back to back C/O) là giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi nước thành viên xuất khẩu trung gian để tái xuất hàng hóa dựa trên C/O của nước thành viên xuất khẩu đầu tiên.
Theo đó, hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua một nước trung gian. Mà không làm mất xuất xứ của nó. Chỉ có các FTA đa phương. Từ 3 thành viên trở lên mới có điều khoản về C/O giáp lưng.
Ví dụ:
Trong trường hợp mua bán 3 bên, hàng hóa có xuất xứ Ấn Độ được bán sang Singapore sau đó được bán tiếp về Việt Nam. Do cả 3 nước đều là thành viên Hiệp định thương mại Asean – Ấn Độ (AIFTA). Nên người nhập khẩu Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định này. Nếu xuất trình được C/O giáp lưng khi làm thủ tục nhập khẩu.
– C/O mẫu AI gốc: Do Ấn Độ cấp cho người trung gian Singapore;
– C/O giáp lưng: do Singapore cấp cho người nhập khẩu Việt Nam dựa trên C/O mẫu AI gốc.
Với C/O giáp lưng khác với C/O 3 bên mặc dù hai loại C/O đều áp dụng trong trường hợp giao dịch thương mại quốc tế giữa 3 bên. C/O giáp lưng dùng trong trường hợp hàng hóa không đi thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu. Mà đi quan nước trung gian.
Ngược lại, C/O 3 bên dùng trong trường hợp hàng hóa đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Hóa đơn được phát hành bởi bên thứ 3.
2. C/O trong buôn bán 3 bên – Vấn đề “tên nhà xuất khẩu” trên C/O giáp lưng
Một số FTA yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một. Có nghĩa là ai nhập khẩu (trên C/O gốc) thì người đó phải đồng thời là người xuất khẩu (trên C/O giáp lưng). Và không được phép bán hàng cho một ai khác tại bên thành viên trung gian (AKFTA, ACFTA, AIFTA)
Một số FTA không yêu cầu nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải trùng với nhà nhập khẩu trên C/O gốc. Điều đó có nghĩa nhà nhập khẩu (trên C/O gốc) có thể bán hàng cho một thương nhân khác. Và thương nhân này sẽ dùng tên tại Ô số 1 (nhà xuất khẩu) trên C/O giáp lưng (ARIGA, AANZFTA, AJCEP).
3. Hóa đơn bên thứ ba được chấp nhận khi nào?
Hóa đơn Bên thứ ba là hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba. Hoặc bởi một nhà XK trong FTA đại diện công ty đó. Nhà XK và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các bên tham gia cùng FTA.
Ví dụ:
Việt Nam ký hợp đồng NK với đối tác HongKong. Lô hàng sản xuất tại Ấn Độ và vận chuyển thẳng về Việt Nam. Nhà sản xuất Ấn Độ xin cấp C/O mẫu AI theo hiệp định AIFTA với hóa đơn do công ty HongKong phát hành (hóa đơn bên thứ ba). Mà không sử dụng hóa đơn do chính nhà sản xuất phát hành.
Hầu như các FTA đều quy định một số điều kiện trong nội dung C/O có hóa đơn bên thứ ba để người nhận hàng được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt theo FTA đó. Ví dụ C/O mẫu E theo hiệp định ACFTA được chấp nhận khi có hóa đơn bên thứ ba với điều kiện như sau:
– Ở ô số 1: Ghi tên giao dịch của người XK, địa chỉ, tên quốc gia XK.
– Ô số 7: Số kiện hàng loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước NK)
– Ở ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại
– Ô số 13: Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định thì đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”. Số hóa đơn phải được ghi rõ tại Ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại nước đó phải được ghi rõ tại ô số 7.
4. C/O trong buôn bán 3 bên – Mẫu CO form E 3 bên hợp lệ
– Khi công ty A là công ty xuất khẩu – công ty bán hàng ở Hongkong
– Khi công ty B người gửi hàng ở China
– Công ty C là nhà nhập khẩu tại Việt Nam. Công ty C mua hàng của công ty A và giao hàng từ China.
Hồ sơ đúng như sau:
1. Invoice, packing list, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A. Trên hợp đồng và invoice, có thể thể hiện: Shipper: Công ty B.
2. Số invoice và ngày invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E.
3. Ô số 1 của bill có thể là công ty A hoặc Công ty B. Nếu ô số 1 trên bill thể hiện công ty B, muốn show chi tiết hơn, có thể show thêm công ty A ở Notify party trên bill.
4. Trên ô số 7 của FORM E thể hiện: The third party: Công ty A
5. Tích vào ô số 13 “Third Party Invoicing”
6. Trên tờ khai: Người xuất khẩu là công ty A và người nhập khẩu là công ty C.
5. Các trường hợp phát sinh khi làm C/O form E 3 bên:
Trường hợp cả 2 công ty người bán hàng (Seller hay Exporter) A và người gửi hàng và làm FORM E (Shipper) B đều ở China. Xảy ra 2 trường hợp:
a. Trường hợp 1: C/O FORM E 3 bên hợp lệ và được chấp nhận hưởng ưu đãi thuế đặc biệt khi và chỉ khi có các nội dung như bên trên thì có các điểm cần lưu ý:
1. Invoice, packing list, hợp đồng được ký kết giữa công ty C và công ty A. Trên hợp đồng và invoice, có thể thể hiện: Shipper: Công ty B.
2. Số invoice và ngày invoice phải thể hiện trên ô số 10 của FORM E.
3. Ô số 1 của bill có thể là công ty A hoặc Công ty B. Nếu ô số 1 trên bill thể hiện công ty B, muốn show chi tiết hơn, có thể show thêm công ty A ở Notify party trên bill.
4. Trên ô số 7 của FORM E thể hiện: The third party: Công ty A hoặc chỉ show tên “Công ty A”
5. Trên ô số 7 thể hiện được: Công ty A với nội dung:
“The third party: Công ty A” hoặc chỉ là “Công ty A”
Không thể hiện chữ: “Manufacturer: Công ty A”
6. Tích vào ô số 13: Third party Invoicing
7. Trên tờ khai thể hiện công ty xuất khẩu là A và công ty nhập khẩu là C.
b. Trường hợp 2: C/O FORM E 3 bên không hợp lệ và không được chấp nhận hưởng ưu đãi thuế đặc biệt khi:
1. Công ty C ký hợp đồng với công ty A (nhà máy sản xuất, người xuất khẩu)
2. Invoice, packing list đều được issue bởi công ty A
3. Tại ô số 1 của FORM E thể hiện người xuất khẩu là công ty B, ô số 7 thể hiện: Manufacture: Công ty A
Như vậy chứng từ thể hiện công ty C mua trực tiếp từ nhà sản xuất, xuất khẩu là công ty A, nhưng người đứng trên ô số 1 FORM E lại thể hiện là công ty B.
Trường hợp này gọi là C/O FORM E ủy quyền và C/O FORM E không được chấp nhận, chắc chắn bị bác C/O luôn và không được hưởng ưu đãi thuế đặc biệt. Tham khảo công văn 113 và công văn 1424 bên trên.
c. Trường hợp 3 (không phải trường hợp mua bán 3 bên): CO FORM E 3 bên hợp lệ và được chấp nhận hưởng ưu đãi đặc biệt như sau:
Nhà xuất khẩu, người bán hàng là: Công ty A tại China
Nhà sản xuất (Manufacture): Công ty B tại China
Người mua hàng là: Công ty C tại Việt Nam
Hồ sơ sẽ show như sau:
1. Ô số 1 FORM E: Show công ty A
2. Ô số 7 show công ty B: Manufacture: công ty B
3. Không tích third party invoicing
4. Invoice, packing list, bill, tờ khai đều show công ty A
5. Trên vỏ thùng hàng show shipper là công A, hoặc Manufacture công ty B. Tránh nhầm lẫn!
Mong rằng những thông tin về cách xử lí C/O trong buôn bán 3 bên của AirportCargo giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn đang làm về ngành xuất nhập khẩu thì nên tìm tòi và học thêm nhiều kiến thức, những từ ngữ chuyên môn và cách xử lí các tình huống xảy ra trong nghề. Tiếp tục theo dõi những bài viết sau của AirportCargo nhé.