Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế, việc thuê phương tiện vận tải được tiến hành dựa vào ba căn cứ: Những thỏa thuận của hai bên xuất khẩu – nhập khẩu trong hợp đồng mua bán, tính chất của hàng hóa và điều kiện vận tải. Để hiểu thêm về hình thức uỷ thác thuê tàu cũng như hợp đồng cho thuê tàu ra sao, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Hình thức thuê tàu và ủy thác thuê tàu, thuê phương tiện vận tải
Khi hợp đồng mua bán quốc tế thỏa thuận áp dụng một trong những điều kiện thương mại quốc tế của Incoterms. Đó sẽ là cơ sở để xác định nghĩa vụ uỷ thác thuê tàu/thuê phương tiện vận tải thuộc về người xuất khẩu hay người nhập khẩu. Theo Incoterms 2010, công việc này sẽ thuộc về người nhập khẩu nếu hợp đồng sử dụng một trong các điều kiện thuộc nhóm E hoặc F. Và sẽ là nghĩa vụ của người xuất khẩu nếu hợp đồng sử dụng Incoterms nhóm C hoặc D.
Trong trường hợp sử dụng Incoterms nhóm E hoặc F, người nhập khẩu thuê phương tiện vận tải để chở hàng từ nước xuất khẩu đến địa điểm đích (có thể ở nước người nhập khẩu hoặc nước thứ ba) vì quyền lợi của chính mình. Và chịu mọi rủi ro khi hàng đã được giao theo một cách nhất định tại địa điểm giao hàng.
Vì vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu sẽ đi thuê phương tiện vận tải căn cứ vào tình hình thực tế: tính chất của hàng hóa. Ví dụ: hàng đông lạnh sẽ thuê tài chuyên dụng chở hàng đồng lạnh hoặc phải có khoang để hàng đông lạnh, hàng là dầu mỏ phải thuê tài chở dầu,… Và điều kiện vận tải thực tế. Ví dụ: điều kiện cảng khẩu, quãng đường vận chuyển,… Hợp đồng mua bán sẽ không quy định cụ thể người mua sẽ đi thuê tàu/phương tiện vận tài theo điều kiện như thế nào bởi việc người mua đi thuê tàu/phương tiện vận tải hoàn toàn phục vụ lợi ích của họ.
Uỷ thác Thuê tàu chuyến/tàu chợ
Người nhập khẩu có thể thuê tài chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (buik cargo). Hoặc thuê tàu chợ (liner) nếu hàng óc khối lượng nhỏ, lẻ tẻ. Đóng trong bao kiện (general cargo) và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Việc thuê khoang tàu chợ được gọi là lưu cước (booking s ship’s space).
Việc thuê tàu đòi hỏi người đi thuê có kinh nghiệm về nghiệp vụ, am hiểu về tình hình thị trường thuê tàu và các điều kiện đi thuê. Vì vậy, không phải đơn vị kinh doanh nhập khẩu nào cũng có thể tự mình làm công việc này. Thay vào đó, để tránh rủi ro khi đi thuê, người chủ hàng có thể ủy thác việc thuê tàu cho các đại lý tàu biển hoặc công ty hàng hải thông qua hợp đồng ủy thác thuê tàu. Có thể là hợp đồng ủy thác chuyến hoặc hợp đồng ủy thác thuê tàu cả năm. Ở Việt Nam hiện có các công ty đại lý tàu biển lớn như: VOSA, Công ty thuê tàu và môi giới hàng hải Vietfracht,…
Nội dung chính trong hợp đồng uỷ thác thuê tàu chuyến
1. Các bên của hợp đồng
- Shipping line: shipping line với ship owner có thể là một. Hoặc nếu shipping line không có tàu thì họ thuê tàu của ship owner để kinh doanh vận tải trong 10 năm, 20 năm,…).
- Charterer: người thuê tàu. Người thuê tàu có thể là người XK hay người NK.
- Broker: người môi giới cước tàu.
2. Quy định về thời gian tàu đến cảng để bốc hàng
Có thể quy định chính xác một ngày hoặc quy định trong một khoảng thời gian cố định, hoặc quy định sau. Tuy nhiên, người thuê tàu sẽ luôn muốn tàu đến chính xác ngày. Còn hãng tàu thì muốn thời gian tàu đến cảng để bốc hàng linh động hơn.
Trong một vài trường hợp, người thuê cần gửi hàng gấp/ rất gấp và con tàu đang sẵn sàng. Hai bên có thể thỏa thuận đặc biệt như:
- Prompt: tàu sẽ đến cảng bốc hàng trong một vài ngày sau khi ký hợp đồng.
- Promptismo: tàu sẽ đến cảng bốc ngay trong ngày ký hợp đồng.
- Spot promt: tàu sẽ đến cảng bốc một vài giờ sau khi ký hợp đồng.
Theo một số luật định, nếu tàu đến trước thời gian bốc hàng theo quy định. Người thuê tàu không nhất thiết phải giao hàng. Nếu người thuê bắt đầu thực hiện việc giao hàng lúc tàu đến sớm. Thì thời gian làm hàng sẽ bắt đầu được tính. Nếu tàu đến mà chưa có hàng để giao thì số ngày tàu phải chờ đợi sẽ tính vào thời gian làm hàng.
Để bảo vệ quyền lợi của mình. Một số chủ hàng sẽ thỏa thuận về ngày hủy hợp đồng nếu tàu không đến bốc hàng vào ngày đã thỏa thuận. Vì chủ hàng phải chịu chi phí lưu bãi ở cảng. Trên thực tế, chủ hàng thực sự cần tàu nên sẽ linh động thỏa thuận tỳ từng trường hợp.
3. Quy định về cảng bốc hàng/ cảng dỡ hàng
Tùy vào mục đích giảm thiểu rủi ro, loại tàu (tải trọng tàu), tập quán bốc/ dỡ hàng của hãng tàu, địa hình, luồng lạch và cơ sở vật chất của hệ thống cảng nước xuất/ nước nhập. Hai bên sẽ thỏa thuận cảng bốc/ cảng dỡ là một cảng xác định cụm có thể là một trong những cảng thuộc cụm cảng quy định.
- Nếu quy định là một cảng duy nhất, hai bên ghi: loading port (tên cảng bốc) và discharging port (tên cảng dỡ).
- Nếu quy định là một cụm cảng bốc/ cảng dỡ, hai bên ghi: range of loading port (tên cụm cảng bốc) và range of discharging port (tên của cụm cảng dỡ).
Việc không quy định chính xác tên cảng bốc/ dỡ mà chỉ ghi tên khu vực cảng/ cụm cảng sẽ gây rủi ro cho cả hai bên. Vì cước phí phát sinh thêm. Chi phí vận tải nội địa đối với chủ hàng hoặc chi phí vận tải trong luồng lạch sông đối với hãng tàu do vị trí cảng xếp dỡ chính xác nằm ngoài dự trù.
4. Quy định về hàng hóa
Khi thuê tàu chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định. Hai bên phải quy định rõ tên hàng, loại bao bì, các đặc điểm của hàng hóa. Người thuê chở hai loại hàng hóa trên cùng một chuyến tàu thì chú ý ghi chú vào. Hoặc tránh việc tranh chấp sau này.
Về số lượng hàng hóa, có thể thuê chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích, tùy đặc điểm của mặt hàng. Thông thường, rất ít khi quy định chính xác về số lượng hàng hóa chuyên chở. Người thuê tàu có trách nhiệm xếp đầy đủ toàn bộ số lượng hàng hóa đã được thông báo. Nếu giao và xếp lên tàu ít hơn số lượng quy định, người chuyên chở sẽ thu tiền cước khống (dead freight). Ngược lại, người chuyên chở không nhận hết số lượng quy định thì người thuê tàu có quyền lợi đòi bồi thường những chi phí liên quan đến việc tàu bỏ lại hàng.
5. Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí
Hiện nay, có 2 cách tính cước phí như sau:
- Chở bao nhiêu tính bấy nhiêu (trường hợp hàng không đầy tàu): số lượng căn cứ tính cước có thể là số lượng ở cảng đi hoặc số lượng ở cảng đến. Tuy nhiên, việc áp dụng số lượng ở cảng đến sẽ lại phát sinh thêm chi phí của việc cân/ đếm hàng lại. Nên hợp đồng thường sẽ ghi: “Số lượng căn cứ tính cước là số lượng ở cảng đi. Bên thuê tàu phải trả thêm 2% tổng tiền cước như một khoản bù đắp cho việc hãng tàu không cân lại hàng.”
- Trường hợp thuê bao nguyên chuyến lumpsum: cước phí được tính chung một lần cho cả con tàu. Miễn số lượng nằm trong tải trọng vận chuyển cho phép của con tàu.
Có 2 cách thanh toán cước phí/ thời gian thanh toán:
- Trả trước = trả tại cảng bốc hàng = Freight Prepaid. Thường được áp dụng trong trường hợp người bán thuê tàu. Hãng tàu muốn giảm thiểu rủi ro nên yêu cầu người bán trả tiền thuê tàu trước rồi mới vận chuyển hàng đi. Người bán phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới chở hàng đi và phát hành vận đơn gốc.
- Trả sau = trả tại cảng dỡ hàng = Freight Collect. Thường áp dụng trong trường hợp người mua thuê tàu. Hãng tàu vẫn còn khống chế được hàng nên có thể cho bên thuê tàu nợ cước cho đến khi hàng đến đích. Người mua phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới thả hàng ra.
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc thuê tàu, uỷ thác thuê tàu vận tải cũng như hợp đồng thuê tàu chuyến ra sao. Hãy thường xuyên trau dồi kiến thức cũng như học hỏi thêm nhiều bài học về xuất nhập khẩu. Tiếp tục theo dõi các bài viết của AirportCargo nhé.
Xem thêm: Dịch vụ thuê kho bãi trọn gói