Trong xuất nhập khẩu, ngoài những phí bắt buộc thì đôi khi chủ hàng còn phải đóng thêm phụ phí hay phí giao nhận. Vậy phí giao nhận là gì? Các loại phụ phí phát sinh trong xuất nhập khẩu gồm những phí gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của AirportCargo nhé.
1. Phí giao nhận là gì?
Để hiểu phí giao nhận là gì, chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao phải lại có phí giao nhận và nó bao gốm các loại phí gì?Trong mua bán quốc tế, người mua và người bán thường ở những cách xa nhau, ở các quốc gia khác nhau. Khi đó, hàng hóa xuất nhập khẩu phải trả qua rất nhiều khâu khác nhau để giao hàng từ đầu xuất khẩu sang đầu nhập khẩu.
Để có thể thực hiện hàng loạt các công việc liên quan đến quá trình chuyên chở như đóng gói, bốc xếp, lưu kho, làm thủ tục gửi hàng, dỡ hàng, giao cho người nhận,…Tất cả công việc đó được gọi là giao nhận.
Vậy giao nhận có thể hiểu là tập hợp các nghiệp vụ bao gồm từ việc chuẩn bị hàng hóa, kho bãi. Và các thủ tục liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua.
Phí giao nhận là toàn bộ chi phí của các dịch vụ đóng gói, bốc xếp, lưu kho. Làm thủ tục gửi hàng, dỡ hàng, giao hàng cho người nhận,…
2. Phí giao nhận – Công ty forwarder (công ty giao nhận)
Hoạt động giao nhận hàng hóa khá phức tạp. Khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường thuê dịch vụ này từ các doanh nghiệp forwarder hoặc công ty Logistics.
Forwarder là thuật ngữ chỉ người hoặc công ty làm nghề giao nhận. Đây là bên trung gian, nhận vận chuyển hàng của chủ hàng. Hoặc gom nhiều lô hàng lẻ (LCL) thành những lô hàng lớn hơn. Sau đó lại thuê người vận tải (hãng tàu, hãng hàng không) vận chuyển từ điểm xuất phát tới địa điểm giao hàng.
Như vậy người giao nhận forwarder không hẳn là người vận tải (họ làm dịch vụ và book cước từ đơn vị vận tải). Trừ một số công ty Forwarder lớn có phương tiện vận tải như tàu biển hoặc máy bay. Đa số các công ty logistics, công ty forwarder hiện nay thường không có phương tiện vận tải này.
Người giao nhận trong từng trường hợp có thể là chủ hàng. Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận công việc giao nhận của mình. Chủ tàu khi chủ tàu thay mặt chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận). Công ty xếp dỡ, giao nhận chuyên nghiệp,…
Vì sao công ty xuất nhập khẩu cần thuê dịch vụ forwarder/logistics mà họ không tự làm?
Có nhiều lý do thuê dịch vụ logistics, tất cả bắt nguồn từ sự tiện lợi sau đây:
Nếu doanh nghiệp có khối lượng hàng vận chuyển nhỏ, không đủ đóng vào 1 container, và hàng hóa xuất nhập khẩu không thường xuyên. Thì khi book cước với hãng tàu, hàng sẽ phải chịu mức chi phí khá cao. Trong khi đó công ty giao nhận là khách hàng thân thiết với hãng tàu, họ thường xuyên có hàng hóa để vận chuyển. Hoặc họ gom hàng lẻ để đóng vào các container hàng nên luôn đảm bảo có hàng lưu thông.
Vì vậy, chi phí vận chuyển của công ty giao nhận khi book cước sẽ rẻ hơn nhiều so với nhiều doanh nghiệp XNK không thường xuyên xuất nhập hàng.
Lưu ý:
Mấu chốt của điều này là ở chỗ các hãng tàu/hãng hàng không sẽ chỉ quan tâm đến việc làm sao các container của họ được làm đầy. Các forwarder sẽ đảm nhiệm nghĩa vụ trung gian. Thu xếp nhiều lô hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích. Nhờ vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.
Ngoài ra, các công ty giao nhận còn cung cấp nhiều dịch vụ phụ trợ khác giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Như thay chủ hàng hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu. Xử lí hững vấn đề liên quan đến chứng từ như vận đơn Bill of Lading, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, giấy phép xuất nhập khẩu. Làm kiểm tra chuyên ngành, kiểm dịch, hun trùng…Hay quản lý hàng lưu kho, lưu bãi, logistics và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng,…Tư vấn cho khách hàng.
3. Phí giao nhận – Một số phí phát sinh trong xuất nhập khẩu mà khách phải chịu
1. (“-“) BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu
– Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…
2. (“-“) CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ.
– Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…
3. (“-“) COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
– Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích. Chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…
4. (“-“) DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến
Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng. Mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu. Sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.
5. (“-“) PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama.
Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Panama
6. (“-“) PCS (Port Congestion Surcharge): Phí tắc ngẽn cảng
Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc. Có thể làm tàu bị chậm trễ. Dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu. Vì giá trị về mặt thời gian của cả con tàu là khá lớn.
7. (“-“) PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười. Khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.
8. (“-“) SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez
Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez
9. (“-“) THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng
Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng. Như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu… Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác. Và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC…
Kết luận:
Vậy là các bạn có thể hiểu được phí giao nhận là gì? Đơn giản là loại phí bao gồm tất cả bước trong xuất nhập khẩu hàng hoá. Cùng với đó chúng ta biết thêm được một số loại phí phát sinh trong xuất nhập khẩu mà khách hàng phải chịu. Tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo về logistics của AirportCargo nhé.