House bill và Master bill là 2 loại vận đơn thường gặp trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên còn khá nhiều bạn nhầm lẫn giữa 2 loại vận đơn này. Vậy nên AirportCargo đã xây dựng bài viết chi tiết phân biệt hai loại vân đơn này, cùng theo dõi nhé.
Master Bill là gì?
Master Bill of Lading là Vận đơn đường biển cho hãng tàu phát hành, dịch là Vận đơn chủ, và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Bạn có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam.
Mỗi lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung).
Master Bill of Lading
Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu (không phải là công ty xuất khẩu). Còn người nhận hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.
Các bên đứng tên trên vận đơn:
Forwarder nước XK => Hãng tàu => Forwarder nước NK
Tất nhiên, vẫn có trường hợp chủ hàng đứng tên trên MBL, tôi sẽ đề cập trong phần cuối bài.
House Bill là gì?
House Bill of Lading là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) phát hành, dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt là HBL, HB/L, hay House Bill.
Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại công ty vận chuyển có tên là chủ tàu không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên HB/L được hiểu là của Forwarder cấp.
Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.
Về mặt nội dung cũng gồm những chi tiết quan trọng, giống như Vận đơn đường biển nói chung.
House Bill of Lading
Trên HB/L, người gửi hàng thường là người xuất khẩu, và người nhận hàng thường là người nhập khẩu. Trong trường hợp cần thiết, thì có thể thay bằng người được ủy quyền của những bên đó.
Phân biệt House Bill và Master Bill
Để bạn dễ phân biệt House Bill và Master Bill, tôi lấy 1 ví dụ cụ thể như sau:
Công ty XNK Thăng Long xuất lô hàng mây tre cho Công ty Sam Pte của Mỹ. Theo điều kiện CIF New York. Để chuyển hàng. Công ty Thăng Long thuê Công ty Vinalogs làm dịch vụ vận chuyển 1 container 40’HC. Sao Việt Logistics thuê lại hãng tàu APL chuyển container hàng từ Cát Lái đến New York. Sau khi hàng đã xong thủ tục hải quan xuất khẩu và xếp tàu, hãng tàu APL phát hành MBL cho Sao Việt Logistics. Cùng với đó, Sao Việt Logistics phát hành HBL cho XNK Thăng Long.
Như vậy có thể phân biệt HBL và MBL khác nhau ở những điểm chính như sau:
- HBL do công ty forwarding cấp cho công ty xuất nhập khẩu, còn MBL thì do hãng tàu cấp cho công ty forwarding
- HBL dễ sửa hơn MBL, vì forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, nên chăm sóc khách hàng tận tình hơn. Trong khi đó, hãng tàu quy trình chặt chẽ, nhưng cồng kềnh nên việc sửa Bill thường khó và tốn kém.
- Về mặt rủi ro, thì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn forwarder. Nên chứng từ MBL mà họ phát hành ra ít nhiều cũng có độ “đảm bảo” cao hơn.
House Bill Và Master Bill – Những cách Forwarders (FWD) sẽ nhận hàng/gửi hàng
FCL/LCL: nhận nguyên/giao lẻ
LCL/FCL: nhận lẻ/giao nguyên
LCL/LCL: nhận lẻ/giao lẻ
FCL/FCL: nhận nguyên/giao nguyên
Ở những phần trước, người viết đã có đề cập sự khác nhau giữa NVOCC và Freight FWD. Sự khác biệt này được thể hiện rõ ràng nhất ở phương thức giao/nhận hàng lẻ. Cần nhớ rằng chỉ có một NVOCC – người có một mạng lưới hệ thống đại lý khắp nơi trên thế giới, chuyên sâu làm hàng consol mới thực hiện được 3 nghiệp vụ FCL/LCL, LCL/FCL, LCL/LCL (dĩ nhiên họ hiển nhiên có thể thực hiện nghiệp vụ thứ 4 là FCL/FCL).
Còn một freight forwarder nhỏ (không có hệ thống đại lý), thì không thể thực hiện 3 nghiệp vụ nêu trên. Và họ chỉ có thể thực hiện nghiệp vụ FCL/FCL bằng cách cố gắng tìm tạm đại lý ở nước đến để đại lý đó nhận và duyệt House B/L cho consignee. Trong trường hợp FCL/FCL mà không cần ra House B/L thì người FWD này không cần tìm đại lý ở nước đến. Mời quý bạn đọc tiếp tục nghiên cứu các phần nghiệp vụ sau đây để hiểu rõ việc này. House Bill Và Master Bill.
a.FCL/LCL: nhận nguyên/giao lẻ
FWD sẽ nhận hàng của một shipper nhưng giao hàng cho nhiều consignee.
Trong thực tế, trường hợp này chính là: shipper là người XK, ký hợp đồng xuất bán hàng cho nhiều người NK ở cùng một nước, cùng một cảng đến. Mỗi người mua một ít, và người XK gom lại cho đầy một container để đi hàng cùng một thời điểm.
Người XK là người chủ động lựa chọn/chỉ định FWD và yêu cầu FWD làm việc gửi hàng này cho mình. Như vậy, người XK phải là người giành được quyền thuê tàu nếu muốn gửi hàng theo cách này.
Quy trình như sau:
- Người XK (Shipper) chuẩn bị hàng theo hợp đồng bán hàng cho 03 khách A, B, C – cũng là 03 consignees. Và Shipper giao hàng cho FWD đầu xuất ở kho của mình hoặc ở kho/bãi của FWD đầu xuất (thường là ở bãi CFS – container freight station – trạm đóng hàng lẻ).
- FWD đầu xuất cấp 03 H/B khác nhau cho một shipper.
Điểm khác nhau của 03 H/B này là tên của 03 consignees khác nhau
Điểm giống nhau của 03 H/B này là cùng tên một Shipper.
H/B có thể là B/L gốc, Surrendered B/L hay SWB… tuỳ thuộc vào ý muốn của người XK, người NK.
- FWD đầu xuất giao container này cho hãng tàu đầu xuất (ở các CY – Container Year – Bãi container – chuyên để hàng nguyên cont).
- Hãng tàu đầu xuất cấp một M/B cho FWD.
M/B này thường là SWB, (hoặc một số ít trường hợp là Surrendered B/L) chứ rất hiếm khi dùng B/L gốc. vì giữa FWD đầu xuất và FWD đầu nhập không ràng buộc thanh toán tiền hàng như giữa người XK và người NK. Không cần khống chế việc lấy hàng. Việc này nhằm tạo điều kiện cho FWD đầu nhập lấy hàng nhanh/dễ dàng.
- Shipper lần lượt gửi 03 H/B này cho 03 consignees (kèm theo 03 bộ chứng từ lô hàng) theo 03 hợp đồng buôn bán khác nhau.
- Hàng đi, hãng tàu đầu xuất sẽ lập tức báo cho hãng tàu đầu nhập thả hàng ra.
- FWD đầu xuất email báo cho FWD đầu nhập container hàng đã được thả ra.
- Hàng đến, hãng tàu đầu nhập làm Notice of Arrival – N/A – Thông báo hãng đến gửi cho FWD đầu đến. FWD đầu đến xuất trình M/B và N/A này để lấy hàng từ hãng tàu đầu nhập.
Thực tế, do M/B là SWB nên FWD đầu đến không hề xuất trình tờ M/B nào cả. Chỉ cần giấy tờ cần thiết khác như: Giấy báo hàng đến + Giấy giới thiệu công ty để lấy container hàng về bãi hàng của mình (bãi CFS).
- FWD đầu đến làm N/A theo mẫu của mình (dựa trên N/A nhận được từ hãng tàu) gửi cho consginees. Consignee A, B, C xuất trình H/B và N/A này của mình ở FWD đầu nhập để lấy hàng của mình về.
Bước số (9) này sẽ được trình bày cụ thể ở phần nghiệp vụ giao nhận.
b.LCL/FCL: nhận lẻ/giao nguyên
FWD sẽ nhận hàng của nhiều Shipper nhưng giao hàng cho một Consignee.
Trong thực tế, Consignee là người NK, ký hợp đồng nhập mua hàng từ nhiều người XK ở cùng một nước, cùng một cảng đi. Mỗi người bán một ít, và người NK gom lại cho đầy một container để chở hàng về một thời điểm.
Người NK là người chủ động lựa chọn/chỉ định FWD là yêu cầu FWD làm việc gửi hàng này cho mình. Như vậy, người NK phải là người giành được quyền thuê tàu nếu muốn gửi hàng theo cách này.
Quy trình như sau:
- 03 người XK (03 Shippers) A, B, C chuẩn bị hàng theo hợp đồng bán hàng cho một consignees. Và các Shippers chở hàng đến để giao hàng cho FWD ở kho/bãi của FWD (bãi CFS).
FWD đầu xuất cấp 03 H/B khác nhau cho 03 shippers.
Điểm khác nhau của 03 H/B này là có 03 tên shippers khác nhau.
Điểm giống nhau của 03 H/B này là cùng tên Consignee.
H/B có thể là B/L gốc, Surrendered hay SWB… tuỳ thuộc vào ý muốn của người XK, người NK.
- FWD đầu xuất giao container này cho hãng tàu đầu xuất ở bãi CY.
- Hãng tàu đầu xuất cấp một M/B cho FWD đầu xuất.
M/B này thường là SWB, (hoặc một số ít trường hợp là Surrendered B/L) chứ rất hiếm khi dùng B/L gốc, vì giữa FWD đầu xuất và FWD đầu nhập không ràng buộc thanh toán tiền hàng như giữa người XK và người NK, không cần khống chế việc lấy hàng. Việc này nhằm tạo điều kiện cho FWD đầu nhập lấy hàng nhanh/dễ dàng.
- Các shippers gửi 03 H/B này về cùng một consignee (đi theo 03 bộ chứng từ lô hàng) theo 03 hợp đồng buôn bán khác nhau.
- Hàng đi, hãng tàu đầu xuất sẽ lập tức báo cho hãng tàu đầu nhập thả hàng ra.
- FWD đầu xuất email báo cho FWD đầu nhập container hàng đã được thả ra.
- Hàng đến, hãng tàu đầu nhập làm Notice of Arrival – N/A – Thông báo hãng đến gửi cho FWD đầu nhập. FWD đầu nhập xuất trình M/B và N/A này để lấy hàng từ hãng tàu đầu nhập.
Thực tế, do M/B là SWB nên FWD đầu đến không hề xuất trình tờ M/B nào cả. Chỉ cần giấy tờ cần thiết khác như: Giấy báo hàng đến + Giấy giới thiệu công ty để lấy container hàng về bãi hàng của mình (bãi CFS).
- FWD đầu đến làm N/A gửi cho consignee (dựa trên N/A nhận được từ hãng tàu đầu nhập). Consignee đang có trong tay cả 03 H/B nên xuất trình 03 H/B này ở FWD đầu nhập để lấy cont hàng về.
Bước này sẽ được trình bày cụ thể ở phần nghiệp vụ giao nhận.
c.LCL/LCL: nhận lẻ/giao lẻ
FWD đầu xuất sẽ nhận hàng của nhiều Shipper và giao hàng cho nhiều Consignee.
Người XK A bán một vài pallets hàng cho người NK A’. B bán cho B’ và C bán cho C’.
Đây là 03 câu chuyện buôn bán hoàn toàn không liên quan nhau.
Họ cùng tìm đến FWD/hoặc FDW tìm họ. Hàng cùng đi từ một cảng bốc, cùng đến một cảng dỡ. Cùng một loại hàng, có thể là loại bao bì tương đương nhau.
Trường hợp này, FWD là người chủ động sắp xếp hàng của các chủ hàng vào cùng một container.
Quy trình như sau:
- 03 người XK (03 Shippers) A, B, C chuẩn bị hàng theo hợp đồng bán hàng cho 03 consignees A’, B’, C’. Và các Shippers chở hàng đến để giao hàng cho FWD đầu xuất ở kho/bãi của FWD (ở bãi CFS).
FWD đầu xuất cấp 03 H/B khác nhau cho 03 shippers.
03 H/B này là có 03 tên shippers và 03 Consignees hoàn toàn khác nhau.
H/B có thể là B/L gốc, Surrendered hay SWB… tuỳ thuộc vào ý muốn của những người XK và NK.
- FWD đầu xuất giao container này cho hãng tàu đầu xuất.
- Hãng tàu đầu xuất cấp một M/B cho FWD đầu xuất.
M/L này thường là SWB, (hoặc một số ít trường hợp là Surrendered B/L) chứ rất hiếm khi dùng B/L gốc, vì giữa FWD đầu xuất và FWD đầu nhập không ràng buộc thanh toán tiền hàng như giữa người XK và người NK, không cần khống chế việc lấy hàng. Việc này nhằm tạo điều kiện cho FWD đầu nhập lấy hàng nhanh/dễ dàng.
- Các shippers gửi các H/B này về cho các consignacs của họ (đi theo 03 bộ chứng từ lô hàng) theo 03 hợp đồng buôn bán khác nhau.
- Hàng đi, hãng tàu đầu xuất sẽ lập tức báo cho hãng tàu đầu nhập thả hàng ra.
- FWD đầu xuất email báo cho FWD đầu nhập container hàng đã được thả ra.
- Hàng đến, hãng tàu đầu nhập làm Notice of Arrival – N/A – Thông báo hãng đến gửi cho FWD đầu nhập. FWD đầu nhập xuất trình M/B và N/A này để lấy hàng từ hãng tàu đầu nhập.
Thực tế, do M/B là SWB nên FWD đầu đến không hề xuất trình tờ M/B nào cả. Chỉ cần giấy tờ cần thiết khác như: Giấy báo hàng đến + Giấy giới thiệu công ty để lấy container hàng về bãi hàng của mình (bãi CFS).
- FWD đầu đến làm các N/A gửi cho consignee (dựa trên N/A nhận được từ hãng tàu đầu nhập). Mỗi consignee đang có trong tay H/B của mình nên xuất trình H/B này + N/A ở FWD đầu nhập để lấy hàng của mình về.
d.FCL/FCL: nhận nguyên/giao nguyên
Đây là trường hợp mà hàng đầy cont nhưng do có forwarder đứng giữa mua đi bán lại cước vận tải. Lý do vì sao người thuê tàu không làm việc trực tiếp với hãng tàu, người viết đã giải thích ở phần trước. Người thuê tàu hỏi giá cước FWD => FWD hỏi giá hãng tàu => hãng tàu báo giá => FWD cộng phần lời của mình và báo giá cho người thuê tàu => Người thuê tàu chốt giá với FWD => FWD chốt giá với hãng tàu => hãng tàu gửi Booking Note cho FWD => FWD gửi chính Booking Note này cho người thuê tàu. Các khâu tiếp theo như gửi S/I, xác nhận B/L nháp, giao/nhận B/L gốc, surrender B/L… giữa người thuê tàu và hãng tàu đều làm việc thông qua FWD.
Người XK/người NK chủ động lựa chọn/chỉ định FWD trước hết là theo điều kiện bán hàng – Incoterms nhưng cũng có thể người XK/người NK dùng quyền lực của mình để chỉ định/chọn lựa FWD theo ý của mình theo cách ngược lại quy định về nghĩa vụ thuê tàu của Incoterms.
Có hai trường hợp:
Trường hợp 1: Sẽ có hai B/L: Một là M/B, một là H/B được phát hành ra.
Lý do của việc ra 02 B/L này là người thuê tàu muốn FWD phải có trách nhiệm và xuất hiện trong quy trình gửi hàng thông qua H/B. Hơn nữa, trong trường hợp người thuê tàu là bên trung gian trong buôn bán 03 bên. Họ sẽ dễ dàng yêu cầu FWD switch B/L hơn là yêu cầu hãng tàu đặc biêt trong trường hợp FWD này là “người một nhà” của trader.
* Nội dung Master bill:
Người phát hành: Hãng tàu
Tên B/L là Master B/L
Shipper: Tên FWD đầu xuất
Consignee: Tên FWD đầu nhập
* Nội dung House bill:
Người phát hành: FWD
Tên B/L là House B/L
Shipper: Tên người XK
Consignee: Tên người NK
Quy trình như sau:
- Người XK (Shipper) chuẩn bị hàng theo hợp đồng bán hàng cho consignee. Và Shipper chở hàng đến giao ở nơi quy định trên Booking Note.
- FWD đầu xuất cấp H/B cho shipper.
H/B có thể là B/L gốc, Surrendered B/L hay SWB… tuỳ thuộc vào ý muốn của người XK/người NK.
- Hãng tàu đầu xuất cấp M/B cho FWD đầu xuất.
M/L này thường là SWB, (hoặc một số ít trường hợp là Surrendered B/L) chứ rất hiếm khi dùng B/L gốc, vì giữa FWD đầu xuất và FWD đầu nhập không ràng buộc thanh toán tiền hàng như giữa người XK và người NK, không cần khống chế việc lấy hàng. Việc này nhằm tạo điều kiện cho FWD đầu nhập lấy hàng nhanh/dễ dàng.
- Shipper gửi H/B cho consignee (đi theo bộ chứng từ lô hàng) theo hợp đồng buôn bán đã ký.
- Hàng đi, hãng tàu đầu xuất sẽ lập tức báo cho hãng tàu đầu nhập thả hàng ra cho FWD đầu xuất theo M/B.
Kết luận:
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về House bill và Master bill, cách phân biệt 2 loại vận đơn này. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết về kiến thức xuất nhập khẩu của AirportCargo nhé. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: Thủ tục nhận hàng nhập air ở sân bay